Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 54 - 66)

Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cở sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ. Bởi muốn hoạt động cho vay vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay.Trong những năm qua, ngân hàng rất quan tâm đến công tác huy động vốn, đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

31/12/200 8

31/12/2009 31/12/2010

Số tiền Số tiền (+/-)% Số tiền (+/-)%

Tổng tài sản nợ 1,013.195 1,214.74 9

+20 1,841.54 7

+52

Vốn huy động 841.05 1,067.56 +27 1,560.33 +46

Loại không kỳ hạn 456 598 +31 932 +56

-Loại có kỳ hạn 2.67 3.25 +22 10.16 +312 -Tiền gửi TK, cá nhân 379 459 +21 617 +34 -Tiền gửi của TCTD

trong nước

3.38 7.31 +116 1.17 -614

Vốn và quỹ ngân hàng 32.145 33.189 +3.2 33.217 +0.08 Tài sản nợ khác 140 114 -22.8 248 +117

Các số liệu trên bảng 2.1: Cho thấy NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân năm đạt trên 30%/năm. Trong đó năm 2010 tăng cao nhất đạt 1,560 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2009 là 46%. Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn luôn có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động. Đây là một lợi thế của ngân hàng nông nghiệp Thanh Bình bởi lãi suất huy động của loại tiền gửi này rất thấp (0.25%/tháng) so với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư, năm 2008 đạt 456 tỷ đồng thì năm 2009 là 598 tỷ đồng tăng 31% so với năm 2008, năm 2010 bất chấp khó khăn như khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công ở châu âu đang làm cho nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng đã huy động ở mức cao năm 2010 đạt 932 tỷ đồng tăng 56% so với 2009, nếu so với năm 2008 tăng 100%. Điều này cho thấy khách hàng đã dần biết đến và tin tưởng vào NHNo&PTNT Thanh Bình, một chi nhánh có thời gian hoạt động chưa lâu. Bên cạnh đó Tiền gửi tiết kiệm năm 2008 là 379 tỷ đồng năm 2009 là 459 tỷ đồng tăng 21%, năm 2010 là 617 tỷ đồng tăng 34% cho thấy ngân hàng đã huy động nguồn tiết kiệm từ dân cư tăng dần theo từng năm, nguồn tiền tiết kiệm này đóng góp đáng kể vào hoạt động tín dụng của ngân hàng nhất là nhu cầu vốn cuối năm 2008 của các doanh nghiệp tăng mạnh, và đến năm 2009 cuộc chay đua lãi suất của các ngân hàng thương mại cũng làm cho nguồn tiết kiệm tăng đáng kể đã đáp ứng được phần nào về vốn cho cư dân thành phố Hải Dương góp phần xây dựng kinh tế tỉnh Hải Dương.

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại thì hai khâu quan trọng nhất là huy động vốn và cho vay. Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, hoạt động cho vay của ngân hàng Nông nghiệp Thanh Bình đã không ngừng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân 3 năm ( 2008-2010) là 24%/năm. Đây là mức tăng trưởng bình quân khá tốt trong bối cảnh nền kinh tế đang biến động cũng như khó khăn của toàn ngành Ngân hàng.

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Thanh Bình.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số tiền Số tiền (+/-)% Số tiền (+/-)% Tổng dư nợ 318 454 +42 467 +2.86 Nợ quá hạn 18.28 22.31 +22 2.45 -89 Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 5.7% 4.9% 0.05%

Bảng 2.2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2008 là 318 tỷ đồng, năm 2009 là 454 tỷ đồng tăng 42%, năm 2010 tổng dư nợ cho vay là 467 tỷ đồng tăng 2.86% do tình hình kinh tế trong nước đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ do đó dư nợ của Ngân hàng tăng hạn chế. Nhưng bên cạnh đó tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng giảm rất nhiều từ năm 2008 là 5.8% năm 2009 là 4.9% năm 2010 là 0.05% do những món nợ quá hạn của khách hàng mua đóng tàu đã được giải quyết thu hồi ,điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dụng có dấu hiệu càng ngày càng an toàn hơn.

Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Thanh Bình từng bước phát triển và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố Hải Dương. Giải quyết nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, phát triển bền vững các làng nghề của tỉnh.Bên cạnh đó hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Thanh Bình đã có bước phát triển.

Bảng 2.3: Tình hình cho vay – thu nợ của NHNo&PTNT Thanh Bình.

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền (+/- %) Số tiền (+/- %) Doanh số cho vay 299.72 431.69 +44 445.55 +3.2 Doanh số thu nợ 301.72 380.55 +26 456.55 +19.9

Dư nợ 318 454 +43 467 +2.86

Nhìn vào bảng 2.3 cho ta thấy: Doanh số cho vay năm 2008 là 299.72 tỷ đồng năm 2010 là 456.55tỷ đồng tăng 52.3% là do năm 2008 ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới nhiều ngân hàng lớn sụp đổ, làm cho ngân hàng trong nước cũng thận trọng trong việc cho vay tín dụng dẫn đến doanh số cho vay năm 2008 sụt giảm mạnh nhưng đến năm 2009 cùng với gói kích cầu của Chính phủ làm cho doanh số tăng cao hơn. Doanh số thu nợ có tốc độ tăng trưởng ở mức độ tương đối, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 22.9%. Trong đó doanh số thu nợ năm 2009 là 380.55 tỷ đồng tăng 23% so với năm 2008 hay tăng 78.83 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay thời điểm 31/12/2010 cao hơn thời điểm 31/12/2008 là 1,47 lần. Tuy nhiên mức tăng trên lại không đồng đều qua các năm, năm 2009 có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất 43%. Năm 2009 là năm thành công đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình được thể hiện ở chỗ doanh số cho vay tăng 44% so 2008 , doanh số thu nợ tăng 26%, doanh số cho vay tập trung nhiều ở kinh tế hộ kinh doanh.Năm 2010 doanh số cho vay tăng 2.86% so với năm 2009 là tăng còn hạn chế do tình hình lạm phát và chính sách thắt chặt tín dụng đối với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Thanh Bình cũng xem xét kỹ càng với các món vay để hạn chế rủi ro.

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận gửi và cho vay, hiện nay các ngân hàng thương mại đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đó là hướng phát triển của ngân hàng hiện đại. Nắm được xu thế phát triển chung đó, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thanh Bình đã từng bước ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động.

Hoạt động thẻ ATM:

Nhờ việc ứng dụng công nghệ mới về thông tin, chất lượng thanh toán được tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo an toàn, chính xác. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thanh Bình tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch với ngân hàng, do đó tăng thêm phí dịch vụ cho ngân hàng. Đẩy mạnh phát hành thẻ ghi nợ, thẻ visa, thấu chi. Đối với dịch vụ thẻ ATM thì NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình cũng đã huy động được lượng tiền gửi tương đối với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, từ phát triển dịch vụ chi trả lương từ khu công nghiệp, trường học nghề.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoạt động kinh doanh ngoại tệ có những chuyển biến nhất định. Việc thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ còn hạn chế chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh.

2.1.2.4. Kết quả tài chính:

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền Số tiền (+/- %) Số tiền (+/- %)

Tổng thu nhập 69.68 97.33 +39.7 99.1 +1.8

Thu từ hoạt động tín dụng 63.98 88.91 +38.96 89.6 +0.08 Thu từ dịch vụ thanh toán,

ngân quỹ

4.3 6.62 +53.9 7.32 +10.6 Thu từ hoạt động khác 1.4 1.8 +28.6 2.18 +21

Chi phí 63.23 85.98 +35.9 92.21 +7.2 Lãi trước thuế 6.45 11.35 +75.9 6.89 -39.3

Nhìn vào bảng 2.4 cho thấy: Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 đạt 11.35 tỷ đồng tăng 75.9% so với 2008. Thu nhập năm 2008 đạt 69.68 tỷ đồng năm 2009 là 97.33 tỷ đồng tăng hơn năm trước 27.65 tỷ đồng hay tăng 39.7% trong đó tăng mạnh nhất là thu về tín dụng. Thu nhập từ tín dụng năm 2009 đạt 88.91 tỷ đồng chiếm 91.3% tổng thu nhập của Ngân hàng và tăng hơn năm 2008 là 38.96%. Lợi nhuận đạt được năm 2009 là 11.35 tỷ đồng tăng 75.9% so với 2008 đây là kết quả khá tốt, để đạt được con số này là điều hết sức đáng mừng là nỗ lực của toàn thể công nhân viên của NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình.

Năm 2010 là một trong những năm được đánh giá là cuộc cạnh tranh khốc liệt về doanh thu và lợi nhuận, nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại, mục tiêu chính phủ kìm chế lạm phát tình hình kinh tế ảm đạm nhiều doanh nhiệp vừa và nhỏ phá sản. Do đó để Ngân hàng Thanh Bình đạt được những chỉ tiêu như tổng thu nhập tăng 1.8% so với năm 2009, thu từ hoạt động tín dụng tăng 0.08% năm 2010 tăng dư nợ tín dụng rất hạn chế do tình hình kinh tế trong nước và một số chính sách của nhà nước. Lợi nhuận năm 2010 đạt 6.89 tỷ đồng giảm 39.3% so với năm 2009 do chi phí tăng 7.2% do chỉ số giá tiêu dùng tăng cao làm cho chi phí quản lý;chi phí tiền lương … cũng tăng cao, thu nhập chỉ tăng 1.8% làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm sút.

Về dịch vụ thanh toán, Ngân quỹ nếu như năm 2008 thu từ dịch vụ thanh toán , ngân quỹ là 4.3 tỷ đồng thì năm 2009 là 6.62 tỷ đồng tăng 53.9%,năm 2010 đạt 7.32 tỷ đồng chiếm 7.38% thu nhập. Thu từ các hoạt động khác: do cho thuê dịch vụ bổ trợ, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ… chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

Cùng với sự tăng lên mạnh mẽ của doanh thu thì cũng đồng nghĩa với sự tăng lên về chi phí. Năm 2008 chi phí là 63.32 tỷ đồng năm 2009 là 85.98 tỷ đồng tăng 35.9% .Năm 2010 chi phí là 92.21 tỷ đồng tăng 7.2% so với năm 2009 do Ngân hàng trích lập quỹ dự phòng rủi ro để giải quyết món nợ khó đòi.

Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Cho vay cá nhân 167.67 52% 265 58% 205.81 54% Cho vay khác 150.33 48% 189 42% 167.19 46% Tổng cộng 318 100% 454 100% 373 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Bình)

Nhìn vào bảng 2.5 cho thấy cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Từ năm 2008 đến 2010 tỷ trọng của tín dụng cá nhân luôn lớn hơn 50% tổng dư nợ, điều này cho thấy vị trí quan trọng của hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình đã được khẳng định. Điều này cho thấy chi nhánh Thanh Bình đã bám sát được định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam, và NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong việc góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, với đặc điểm kinh tế hộ gia đình.

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng cá nhân theo thời gian:

Đơn vị: Tỷ đồng

Thời điểm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Ngắn hạn 80.56 48% 166.95 63% 133.78 65% Trung và dài hạn 87.11 52% 98.05 37% 72.03 35%

Tổng cộng 167.67 100% 265 100% 205.81 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Thanh Bình)

Qua bảng số liệu cho thấy năm 2008 những khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn những khoản vay ngắn hạn, trong đó tập trung nhiều là các khoản vay cho mua đóng tàu, vay xuất khẩu lao động … Năm 2009 và 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn đạt trên 60% tổng dư nợ tín dụng cá nhân do ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn phù hợp với nguồn huy động ngắn hạn, cho vay chủ yếu hộ làm nghề bánh đậu xanh, bánh đa.. nguồn cho vay ngắn hạn khả năng thu nợ nhanh hơn nhưng gặp rủi ro cao hơn vì chu kỳ sản xuất ngắn, vốn mỏng nếu không gặp thuận lợi thì khó có khả năng trả nợ.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân:

Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/ 2008 31/12/ 2009 31/12/2010

Nợ quá hạn cho vay KHCN 5.34 8.67 0.47 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay

KHCN/dư nợ KHCN

3.2% 3.3% 0.22% Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay

KHCN/Tổng dư nợ

1.7% 1.9% 0.12%

Nhìn vào bảng 2.7. cho ta thấy Năm 2008 và 2009 nợ quá hạn còn cao do tình hình thiên tai dịch bệnh xảy ra và do tình trạng nợ đọng của những khoản vay mua tàu để vận chuyển xuất khẩu than ra nước ngoài. Một số khoản vay chậm trả vài kỳ nhưng sau khi được Ngân hàng xem xét gia hạn hoặc cơ cấu lại thì tiếp tục được hoàn trả đúng hạn. Cùng với sự nỗ lực của lãnh đạo phối hợp với khách hàng đến năm 2010 đã giải quyết được tình trạng chậm trả tồn tại chủ yếu phát sinh từ trước năm 2008 do cơ chế, chính sách nhà nước thay đổi như thông tư 08/2008-BCT hướng dẫn về khai thác tài nguyên.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w