và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình tỉnh Hải Dương.
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực của nền kinh tế Việt Nam, môi trường cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Bình xác định việc đổi mới Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường năng lực kiểm soát rủi ro và hiệu quả hoạt động đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường này, NHNo&PTNT Thanh Bình đã xác định được hướng đi cho riêng mình phù hợp với địa phương và định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột nền kinh tế đất nước
đặc biệt đối với nông nghiệp nông dân, nông thôn.
Trên cơ sở những mục tiêu đã lựa chọn Ngân hàng NN&PTNT Thanh Bình đã tranh thủ chỉ đạo của cấp trên để có những chiến lược phát triển cho giai đoạn tiếp theo chú trọng vào các mặt sau:
Tăng cường tài chính: Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn rẻ, huy động tại địa phương.
Đổi mới mô hình tổ chức: Tập trung vào chiến lược kinh doanh theo định hướng khách hàng và tăng cường năng lực quản lý rủi ro. Với mô hình tổ chức này hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng được phân tách rõ ràng theo mô hình ngân hàng hiện đại. Đồng thời việc kiểm soát rủi ro sẽ được thực hiện thống nhất nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong giới hạn có thể chấp nhận được của ngân hàng.
Phát triển hệ thống công nghệ thông tin: Tập trung đầu tư khai thác triệt để hệ thống thanh toán điện tử IPCAS để hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành, quản lý rủi ro tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống vững mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của ngân hàng và mang lại cho khách hàng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thông tin cao, tiên tiến với chất lượng tốt. Để đạt được mục tiêu này NHNo&PTNT Thanh Bình đã triển khai và ứng dụng tốt hệ thống này và chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực quản trị thông tin.
Phát triển nguồn nhân lực: Trong thời gian tới, NHNo&PTNT Thanh Bình sẽ tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, kết hợp với các trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng và các trường đại học tổ chức các khóa đào tạo chất lượng cao phù hợp vối yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân là một hướng kinh doanh trong chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Bình. Để hoạt động tín dụng cá nhân sẽ là hướng kinh doanh được chú trọng và đẩy mạnh trong thời gian tới thì NHNo&PTNT Thanh Bình cần tiếp tục mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời phải duy trì và nâng cao chất lượng các khoản cho vay cá nhân. Với những chỉ tiêu trên, NHNo&PTNT Thanh bình xác định cần triển khai những nội dung sau:
Trước hết, cần cơ cấu lại mô hình tổ chức hoạt động của khối khách hàng cá nhân. Đây là một việc thực sự cần thiết và được Ban giám đốc quan tâm hàng đầu.
Thứ hai, chuẩn hóa lại các sản phẩm đang được áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, cần phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng, áp dụng công nghệ thông tin , nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Thứ tư, tập trung nhiều vốn hơn cho hoạt động tín dụng cá nhân, tiếp tục tăng doanh số và dư nợ cho vay.
Thứ năm, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.
Thứ sáu, thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng nhằm lựa chọn những khách hàng tốt, có tiềm năng.