Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)

- Về quan điểm chỉ đạo; Lãnh đạo NHNo&PTNT Thanh Bình đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, đã có những tư tưởng quan điểm hiện đại như; Chấp nhận rủi ro có tính toán trước; Mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay. Lãnh đạo Ngân hàng đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng như: Nghiên cứu đưa ra bảng điểm tín dụng cá nhân: Nghiên cứu sản phẩm; Thẩm định ; Phân loại khoản vay; xếp hạng khách hàng; giám sát … và cuối cùng đã tổ chức được bộ máy quản lý rủi ro tín dụng đắc lực, đúng chuyên môn để tham gia quan trọng vào việc thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng cá nhân nói riêng tại NHNo&PTNT Thanh Bình.

- Ngân hàng đã chú trọng vào việc đào tạo cán bộ, tổ chức tập huấn cho cán bộ về các biện pháp cụ thể quản lý rủi ro tín dụng như; Thẩm định, giám sát .. Một số cán bộ đã tiếp thu và áp dụng khá tốt thể hiện trong các tờ trình tín dụng. Một số tờ trình tín dụng đã có sự chuyên nghiệp trong đánh giá cho vay và quản lý khoản vay.

- Về mặt cơ cấu tổ chức: Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có bộ phận hỗ trợ làm công tác kiểm tra giám sát rủi ro từng cán bộ tín dụng được yêu cầu thực hiện tốt quy trình cho vay.

Do bộ phận hỗ trợ tín dụng thuộc phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ số lượng khách hàng thì nhiều mà cán bộ thì còn mỏng lên còn nhiều bỏ sót.

-Về các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng cụ thể: trên cơ sở quan điểm chỉ đạo và cơ cấu như trên, NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình đã tiến hành các biện pháp cụ thể như sau:

Về thẩm định tín dụng: Đã có phân tích 6C khi cho vay, trong đó đặc biệt đã có những đánh giá về tư cách, khả năng , tài sản thế chấp, thông tin tín dụng đặc biệt là tình hình dư nợ tại các ngân hàng rất được quan tâm. Đã có những đánh giá về năng lực khách hàng về các mặt như: năng lực tài chính, trình độ học vấn, quan hệ gia đình và xã hội…

Cơ cấu các khoản vay được quan tâm trong hầu hết tờ trình tín dụng như số tiền cho vay, mục đích, thời hạn, nguồn trả nợ …

Hợp đồng tín dụng: NHNo&PTNT Thanh Bình xác định đó là công cụ bảo vệ ngân hàng nên đã được quan tâm đúng mức.

Công tác giám sát rủi ro được tiến hành khá tốt, cán bộ tín dụng đã thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng: giám sát các tài sản đảm bảo; giám sát dư nợ đảm bảo thu nợ đúng hạn.

Phân loại các khoản vay và trích dự phòng rủi ro được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Xử lý nợ có vấn đề: Hầu hết các khoản nợ có vấn đề được tiến hành theo trình tự thích hợp. Câc khoản nợ khó đòi được lập phương án thu triệt để.

Với tất cả những kết quả trên đây đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng cá nhân tại NHNo&PTNT Thanh Bình luôn giữ ở mức dưới 2% là một kết quả đáng khích lệ trong điều kiện hiện nay, làm tăng uy tín của chi nhánh.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)