Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 28 - 30)

Những phân tích trên đây đã cho chúng ta thấy thế nào là rủi ro tín dụng cá nhân và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế cũng như đối với một ngân hàng, nhưng tại sao lại cần phải quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, quản lý rủi ro tín dụng cá nhân là hoạt động như thế nào sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau. Ở đây để thấy rõ sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng ta hiểu một cách cơ bản nhất về quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân.

Thứ nhất là: Quản lý rủi ro nói chung được xác định là một loạt các chính sách được ban hành nhằm theo dõi các giao dịch và các hoạt động có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng và đề ra các biện pháp hữu hiệu để xác định, kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro này. Như vậy, quản lý rủi ro và đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng giúp bảo vệ ngân hàng, các cổ đông và người gửi tiền. Có một cách nói khác nữa về quản lý rủi ro đó là: Quản lý rủi ro là quá trình chấp nhận rủi ro có sự tính toán trước. Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với

mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai: hiện nay ở nước ta ngành kinh doanh Ngân hàng đang phát triển hết sức nhanh chóng, sự phát triển này đồng nghĩa với việc các Ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian giữa người tiết kiệm tiền và người đi vay tiền, các ngân hàng cạnh tranh với nhau thông qua việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng thương mại phải chấp nhận rủi ro, tuy nhiên chấp nhận ở mức độ nào lại là một câu hỏi, điều này cần phải có quản lý rủi ro tín dụng.

Thứ ba là: các khoản tín dụng đối với cá nhân thường không lớn, tùy thuộc vào mỗi ngân hàng thì số lượng khách hàng cá nhân và quy mô đối với nó so với các khách hàng khác cũng là phụ thuộc vào chính sách tín dụng và thị trường mục tiêu của ngân hàng. Tuy nhiên, nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan nên các khả năng kiểm soát , rủi ro xẩy ra là cao. Vì vậy, đặt ra vấn đề quản lý rủi ro tín dụng đối với cá nhân là cần thiết.

Hơn nữa, hoạt động của Ngân hàng dựa trên uy tín và niềm tin. Khách hàng của ngân hàng rất đông, chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây ra tác động xấu tới hình ảnh Ngân hàng. Phản ứng dây chuyền trong hoạt động Ngân hàng là rất lớn. Do đó, để xây dựng được hình ảnh tốt về ngân hàng, mỗi Ngân hàng nên xây dựng chiến lược quản lý rủi ro đối với từng đối tượng khách hàng, không phân biệt quy mô khách hàng lớn hay nhỏ, khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, xu hướng của các Ngân hàng hiện nay là chuyên môn hóa, là giao dịch một cửa, tức là có người thì chuyên bán hàng, nhiệm vụ của họ là bán được càng nhiều càng tốt, tức là cho vay càng nhiều càng tốt, như vậy họ

có thể bỏ qua những yếu tố, chi tiết cần thiết khi quyết định một khoản vay, dẫn tới rủi ro.

Một tâm lý thường thấy là giữa cán bộ tín dụng và khách hàng thường có mối quan hệ thân thiết do quá trình quan hệ lâu dài, mối quan hệ này là đương nhiên vì có như vậy mới hiểu khách hàng và cho vay, chính sự thân thiết này đôi khi họ bỏ qua những chi tiết cho là không cần thiết nhưng lại có thể gây ra rủi ro tín dụng, ví dụ như thiếu một vài giấy tờ,… Do vậy, cần phải có bộ phận kiểm soát những người bán hàng này, đây là một phần của quản lý rủi ro tín dụng.

Các sản phẩm cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay hầu hết là cho vay ứng trước, loại sản phẩm này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh doanh, chu kỳ, ngành kinh tế…., do vậy cần phải có sự nghiên cứu đánh giá để hạn chế rủi ro tín dụng.

Dù có các biện pháp hữu hiệu đến đâu để giảm thiểu rủi ro tín dụng thì rủi ro vẫn có thể xẩy ra, do vậy cần phải có dự phòng đủ vốn cho những rủi ro này để tránh sự sụp đổ của Ngân hàng, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng.

Cuối cùng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, là sự lớn mạnh của thị trường khách hàng cá nhân. Thị trường này đang được coi là thị trường mục tiêu của không ít các ngân hàng. Lượng khách hàng cá nhân ngày càng gia tăng với tốc độ lớn tại các ngân hàng. Như vậy, xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cá nhân là tất yếu đối với mỗi NHTM.

Qua những lý do trên đây ta thấy quản lý rủi ro tín dụng cá nhân thực sự cần thiết đối với các NHTM hiện nay.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w