Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 75 - 81)

Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Thanh Bình vẫn còn bộc lộ những hạn chế thể hiện qua các nội dung sau:

- Quy trình tín dụng đã có nhưng chưa được áp dụng thường xuyên do chưa được tập huấn và bắt buộc thực hiện.

- Thẩm định tín dụng vấn còn chưa đầy đủ như: Trong 6C thì “ các điều kiện khác” lại chưa được quan tâm; Những nguy hiểm tiềm ẩn chưa được đánh giá trong hầu hết các tờ trình tín dụng. Còn những tồn tại này là do cán bộ tín dụng chưa thấy hết vai trò của các điều kiện đó hoặc nhận thức của cán bộ còn hạn chế.

- Hợp đồng tín dụng mặc dù đã có những mặt đạt được nhất định nhưng còn một số hạn chế như; Không in thành mẫu bắt buộc các bộ phận kinh doanh tuân thủ, việc soạn thảo hợp đồng do cán bộ tín dụng thực hiện nhưng chưa có những biện pháp quản lý hữu hiệu việc tuân thủ các nội dung của hợp đồng mẫu; Một số mẫu hợp đồng hiện nay do ngân hàng tự soạn thảo, chưa có sự tham gia của tư vấn luật.

- Giám sát rủi ro được thực hiện khá tốt với từng khoản vay, từng khách hàng nhưng giám sát rủi ro đối với danh mục khoản vay chưa được quan tâm thích đáng.

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đã hoạt động rất tích cực song do không đủ nhân lực và thời gian chưa nhiều nên mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định các khoản vay theo quy định do bộ phận tín dụng gửi tới, chưa có điều kiện triển khai các công các quản lý tín dụng, chưa có những hướng dẫn cụ thể để bộ phận tín dụng nắm bắt quy trình quản lý rủi ro tín dụng một cách thấu đáo và nghiêm chỉnh thực hiện.

- Nhiều tờ trình tín dụng còn chưa thể hiện đầy đủ các đánh giá về khách hàng, về phương án kinh doanh, về biện pháp quản lý khách hàng và khoản vay, đây là trách nhiệm thuộc về cán bộ tín dụng họ cần được đào tạo một cách kỹ lưỡng về quản lý rủi ro tín dụng.

- Hệ thống báo cáo rủi ro chỉ nhằm phục vụ việc báo cáo NHNo&PTNT tỉnh Hải dương là chính, do đó Ngân hàng Thanh Bình chưa khai thác các thông tin trong báo cáo để đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro cho phù hợp, hay hỗ trợ nhiều trong việc lấy thông tin để phân tích rủi ro. Mặc dù có sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm IPCAS nhưng vẫn còn nhiều báo cáo phải làm thủ công do đó thường không cập nhật thường xuyên và chi phí nhân sự cao.

- Quản lý hồ sơ tín dụng: Hiện nay hồ sơ tín dụng chưa được quản lý theo đúng tiêu chuẩn của quản lý rủi ro tín dụng, đó là cán bộ tín dụng còn chưa ngăn nắp trong sắp xếp hồ sơ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý hồ sơ. Hạn chế này là do trụ sở của Ngân hàng còn chật hẹp, phòng giao dịch số 2 và số 3 còn phải đi thuê và cán bộ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý hồ sơ tín dụng.

- Trong thời điểm gần đây, toàn cầu hóa và hội nhập tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh do đó cán bộ tín dụng phải thận trọng trong phán quyết tín dụng; như tài sản đảm bảo: nhà cửa, máy móc thiết bị, tài sản hình thành trong tương lai… lên phối hợp với công ty định giá để đánh giá tài sản cho khách quan để tăng tính thanh khoản.

- Triển khai thực hiện thêm các sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng các hình thức huy động vốn, thu hút đông đảo khách hàng gửi tiền.

2.3.2.2. Nguyên nhân

+ Về đội ngũ nhân sự: Chi nhánh mới được thành lập phần lớn cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT Thanh Bình nói chung và cán bộ thực hiện quản lý rủi ro nói riêng tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, kinh nghệm làm việc chưa nhiều trong khi công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với cá nhân là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có cái nhìn rộng, kiến thức khá sâu và có khả năng đánh giá phân tích tốt , đôi khi còn đòi hỏi “độ nhạy cảm” trong công việc. Đây có thể coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của NHNo&PTNT Thanh Bình.

+ Về quy trình, quy chế: Các hướng dẫn cho vay của NHNo&PTNT Thanh Bình chưa được xây dựng một cách chuẩn tắc và mang tính dài hạn, phần lớn dựa vào quy trình của NHNo&PTNT tỉnh Hải dương. Các quy trình, quy chế cho vay khách hàng cá nhân được xây dựng theo yêu cầu phát sinh từng thời kỳ nên không thể tránh khỏi những bất cập. Bản thân nhiều quy chế cho vay hiện nay còn chưa thực hiện nay còn chưa thực sự hoàn thiện và đang ở dạng dự thảo. Một số sản phẩm tín dụng cá nhân được tiến hành một cách thăm dò theo hướng vừa làm vừa hoàn thiện.

+ Về lãi suất đầu vào: giống như nhiều ngân hàng khác, NHNo&PTNT Thanh Bình cũng gặp khó khăn trong công tác huy động tiền gửi, thực tế cho thấy chi phí đầu vào của Ngân hàng luôn ở mức cao. Từ đó dẫn đến lãi suất cho vay rất nhạy cảm với giá khoản tín dụng. Điều này khiến các sản phẩm tín dụng cá nhân của Ngân hàng kém sức cạnh tranh, Ngân hàng có khả năng bị mất những khách hàng tốt.

Trong giai đoạn 2008-2010 khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các NHTM gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi, những cuộc chạy đua lãi suất diễn ra hết sức căng thẳng giữa các Ngân hàng. Lãi suất đầu vào tăng nhanh khiến cho lãi suất cho vay của các Ngân hàng vì thế cũng tăng theo với tốc độ khá cao, đặc biệt là loại hình tín dụng cá nhân là loại hình tín dụng chứa đựng khá nhiều rủi ro thì mức lãi suất cho vay luôn ở mức cao nhất. Năm 2008 là năm biến động về lãi suất cho vay rất lớn tháng 6/2008 lên mức 21%/năm, do gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách điều tiết lạm phát của chính phủ mà lãi suất cho vay dao động từ 8,25% đến 13,5%/ năm đối với tiền Việt Nam đồng. Thực trạng này ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng xấu tới tín dụng cá nhân của các NHTM nói chung và của NHNo&PTNT nói riêng.

+ Một nguyên nhân khách quan đó là do môi trường pháp lý như những quy định về bảo đảm tiền vay đang còn nhiều vướng mắc, chẳng hạn việc đảm bảo tài sản thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất chỉ có khách hàng có “sổ đỏ” mới được mang thế chấp, trong khi các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn quá nhiều phức tạp. Một nguyên nhân nữa thay đổi trong thông tư 08/2008 TT-BCT ngày 18/06/2008 hướng dẫn về xuất khẩu khoáng sản làm cho một số lượng khách hàng của Ngân hàng khó khăn trong việc trả nợ. Bên cạnh đó sự biến động của kinh tế thế giới trong những năm gần đây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài do xu thế hội nhập mang lại. Để tồn tại, đôi khi ngân hàng phải chấp nhận những rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng cá nhân.

+ Trong những năm gần đây, lạm phát ở nước ta luôn ở mức cao. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách nhằm kiểm soát lạm phát nhưng trong giai đoạn 2008-2010 lạm phát luôn tăng cao, ở mức hai con số. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến nguồn thu nhập của mọi người dân trong xã hội, trong đó có những khách hàng cá nhân vay vốn ngân hàng. Những người mà nguồn thu nhập được xác định là nguồn đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Như vậy, sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với tín dụng cá nhân và công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân.

+ Nhà nước đã cố gắng nhất định trong việc soạn thảo và sửa đổi một số văn bản pháp luật nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa thật đồng bộ và thường xuyên thay đổi, một số văn bản pháp luật còn mâu thuẫn với nhau, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, một số cơ quan hành chính thực thi luật còn chưa đúng như quy định… gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết hợp đồng tín dụng, các hợp đồng đảm bảo tiền vay, xử lý và thu hồi nợ.

Tóm lại, trong tất cả các tồn tại trên đây thì hầu hết là do NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Bình chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. Một bộ phận nhỏ hỗ trợ tín dụng thuộc phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa đủ đáp ứng về số lượng và kinh nghiệm trên số lượng khách hàng khá lớn của Ngân hàng, công nghệ thông tin chưa đủ đáp ứng phục vụ công tác quản lý rủi ro tín dụng như thiết lập một số báo cáo …vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được đặt ra để nâng cao chất lượng tín dụng và quản lý được rủi ro tín dụng.

Kết luận: Mặc dù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt được những thành tựu trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt, hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp đáng kể lợi nhuận cho Ngân hàng, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn thấp (dưới 0.2% trên tổng dư nợ) nhưng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân vẫn còn nhiều bất cập cần được bổ sung hoàn thiện. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các ngân hàng Việt nam hiện nay. Do vậy cần có những giải pháp tích cực, cụ thể để hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thanh Bình.

Chương III

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH BÌNH TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển – chi nhánh thanh bình, tỉnh hải dương (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w