Thực trạng hệ thống pháp luật liên quan tới bán đấu giá tài sản

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bán đấu GIÁ tài sản công ty cổ phần (Trang 64)

- Giám Đốc: Điều hành mọi hoạt động của Công ty theo định hướng

4.1.3 Thực trạng hệ thống pháp luật liên quan tới bán đấu giá tài sản

Trong những năm đầu hoạt động công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì, phát triển công ty. Một phần tác động tạo ra khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận nguồn tài sản bán đấu giá và bán đấu giá tài sản là những bất cập của Nghị định 05/2005/NĐ-CP. Mặt khác, hoạt động bán đấu giá còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Nhiều quy định của các văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản không thống nhất với

quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, nội dung một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn về trình tự, thủ tục bán đấu giá, về tổ chức bán đấu giá, gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành và áp dụng. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực này như Công ty CP Đấu giá Thành An càng gặp nhiều khó khăn hơn. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP chưa xác định rõ phạm vi áp dụng của Nghị định đối với việc bán đấu giá những loại tài sản nào. Chính vì vậy, trên thực tế, các cơ quan, tổ chức còn lúng túng khi áp dụng Nghị định số 05/2005/NĐ-CP dẫn đến việc các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp xúc với các nguồn tài sản bán đấu giá, nhất là tài sản công. Nhận thức, cùng sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương về quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản còn chưa thống nhất, chưa chặt chẽ và đồng bộ. Một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trong một số trường hợp còn từ chối hoặc chậm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Việc giao tài sản thi hành án đã được bán đấu giá nhiều khi bị chậm trễ, kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản, cũng như uy tín của tổ chức bán đấu giá tài sản.

Do Nghị định 05/2005/NĐ-CP trong quá trình thực hiện có nhiều bất cập xảy ra (tình trạng thông đồng trong bán đấu giá, vì thế ngày 04/3/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Đây thực sự là một bước phát triển của nghề Đấu giá Việt Nam, đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động bán đấu giá tài sản phát triển.

Nghị định 17/2010/NĐ-CP ra đời, Nghị định đã quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về những tài sản mà các tổ chức, công ty, doanh nghiệp được phép bán đấu giá nhằm thực hiện chủ trương tiếp tục xã hội hoá, chuyên nghiệp hóa tổ chức bán đấu giá tài sản. Điều 18 Nghị định xác định rõ các tổ

chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp gồm có: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Các Trung tâm và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc bán đấu giá các tài sản theo quy định của Nghị định này, trừ việc bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được chuyển giao cho Trung tâm bán theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Qua đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản có cơ hội mở rộng đối tượng khách hàng của mình hơn. Trình tự, thủ tục bán đáu giá cũng được quy định cụ thể hơn trong Nghị định, tạo ra sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện. Các đơn vị có liên quan chủ động hơn trong việc phối hợp với đơn vị bán đấu giá trong các khâu tổ chức bán đấu giá, việc bàn giao tài sản được tiến hành thuận lợi hơn. Sự ra đời của Nghị định 17 đã mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản nói chung và công ty Cổ phần đấu giá Thành An nói riêng. Điều đó được thể hiện cụ thể qua số liệu của bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.1: Số lượng Hợp đồng bán đấu giá qua các năm của Công ty CP Đấu giá Thành An Chỉ tiêu 201 0 201 1 201 2 201 3 So sánh 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 Số lượng hợp đồng đã ký 18 37 48 39 205,56% 129,73% 79,17% Số hợp đồng BĐG thành công 17 30 37 37 176,47% 123,33% 97,30% Số hợp đồng BĐG không thành 1 7 11 2 700,00% 157,14% 18,18%

Từ khi Nghị định 17 được ban hành ngày 04/3/2010, số lượng hợp đồng được thực hiện bán đấu giá của Công ty Cổ phần đấu giá Thành An tăng

lên rõ rệt. Từ bảng trên ta thấy năm 2011 số vụ việc, hợp đồng được ký kết tăng 205.56%; số hợp đồng bán đấu giá thành công tăng 176.47% so với năm 2010; Tuy nhiên số lượng hợp đồng bán đấu giá không thành của năm 2011 tăng cao hơn 700% tương đương với 7 vụ bán đấu giá không thành so với năm 2010. Năm 2012 số hợp đồng ký kết được tăng 129.73% so với năm 2011; Số hợp đồng bán đấu giá thành công tăng 123.33% so với năm 2011; Số lượng hợp đồng bán đấu giá không thành cũng tăng cao hơn bằng 157.14% so với năm 2011. Trong năm tiếp theo, năm 2013 so với năm 2012 thì số hợp đồng ký kết được có giảm đi (tương đương 79,17% so với năm 2012), tuy nhiên số lượng hợp đồng bán đấu giá thành công so với năm trước là gần tương đương (bằng 97.30% so với năm 2012), nhưng số lượng hợp đồng bán đấu giá không thành lại giảm mạnh (bằng 18.18% so với năm 2012). Từ những số liệu trên có thể nói, khi hệ thống pháp luật liên quan đến bán đấu giá càng hoàn thiện, chặt chẽ, cụ thể thì môi trường dành cho các tổ chức bán đấu giá như Công ty Cổ phần đấu giá Thành An càng công bằng, dịch vụ bán đấu giá tài sản càng phát triển hơn. Đồng thời, đơn vị có tài sản, khách hàng tham gia đấu giá mua tài sản đều dần quen biết, hiểu và tỷ lệ tham gia ủy quyền bán đấu giá cũng như mua tài sản bán đấu giá cao hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bán đấu GIÁ tài sản công ty cổ phần (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w