Kinh nghiệm bán đấu giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bán đấu GIÁ tài sản công ty cổ phần (Trang 46)

- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị

2.3.2 Kinh nghiệm bán đấu giá tại Việt Nam

2.3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển bán đấu giá tài sản

Không nằm ngoài sự phát triển của dịch vụ BĐGTS tại các nước trên thế giới, hình thức bán đấu giá tại nước ta cũng đang từng bước phát triển và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong sự phát triển của đất nước. Đối với nước ta, những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự thì hoạt động bán đấu giá bắt đầu hình thành và phát triển. Nhưng trước khi trở thành một giao dịch dân sự thông thường, trước những năm trước năm 1995, việc bán đấu giá tài sản ở nước ta được áp dụng như một thủ tục hành chính đặc biệt. Chế định bán đấu giá được hình thành chủ yếu trên cơ sở các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản kê

biên để bảo đảm thi hành án và một phần đối với tài sản bị tịch thu. Quá trình hình thành và phát triển hình thức bán đấu giá qua các thời kỳ cụ thể như sau:

+ Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ

Để bảo đảm sự đô hộ lâu dài của chủ nghĩa thực dân, Pháp thiết lập bộ máy cai trị trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Do vậy mỗi miền lại có các văn bản riêng song các quy định chung đều xác định: Thừa phát lại có nhiệm vụ thi hành các bản án và thực hiện các hành vi tố tụng khác. Đối với trường hợp xử lý tài sản di nhượng thì Toà án nào đã cho phép xử di nhượng thì cử ra một người thanh toán để quản trị tài sản của người mắc nợ để lấy hoa lợi và phân phát tiền phát mại tài sản. Khi phát mại nếu không có ai trả giá đã đặt thì người thanh toán tuỳ theo tình hình xin Tòa án cho hạ giá. Đây được coi là những quy định đầu tiên để hình thành chế định bán đấu giá tài sản của pháp luật Dân sự nước ta. (Tập bài giảng bán đấu giá, Học viện tư pháp, 2012).

+ Giai đoạn nước ta dành được độc lập và kháng chiến chống Pháp: Trên cơ sở của các quy định trước đây và quyền tự quyết của một quốc gia, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950. Tại Điều 19 Sắc lệnh quy định nội dung đó là: Thẩm phán Toà án huyện có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thường hay bồi hoàn và các án hộ mà chính Toà án huyện hoặc Toà án trên đã tuyên. Việc cưỡng chế thi hành án được quy định khá cụ thể về thẩm quyền và đối tượng, theo đó Thẩm phán huyện có quyền được tổ chức cưỡng chế khi cần thiết. Đối tượng cưỡng chế là bất động sản: “Việc phát mại đối tượng bất động sản và phân phối tiền

bán được cũng do Toà án huyện phụ trách. Trong trường hợp có nhiều bất động sản rải rác ở nhiều huyện khác nhau thì Thẩm phán sẽ chỉ định một Thẩm phán huyện để việc phát mại đó vừa có lợi cho chủ nợ lẫn người mắc nợ”. Việc chỉ định thẩm phán một huyện giúp cho việc thống nhất thứ tự việc

xử lý tài sản. Như vậy ở thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ toàn quốc kháng chiến thì việc phát mại tài sản do Thừa phát lại và Thẩm phán huyện tổ chức theo lệnh của Toà án. (Tập bài giảng bán đấu giá, Học viện tư pháp, 2012).

+ Giai đoạn từ sau 1954 đến 1985

Thời kỳ đầu từ sau 1954 đến 1975 nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế bao cấp (tập trung - kế hoạch hoá) do đó đời sống nhân dân rất khó khăn, tài sản chủ yếu là các đồ dùng sinh hoạt tối thiểu và các tư liệu sản xuất nhỏ. Trong công tác thi hành án dân sự, việc cưỡng chế kê biên tài sản vẫn được áp dụng, tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc vừa bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ, vừa phải chú ý đến quyền lợi của người phải thi hành án.

Đối với tài sản là đối tượng để kê biên phát mại chỉ là những tài sản là động sản, dễ bán. Nếu những tài sản đó không đủ bảo đảm để thi hành án thì mới kê biên đến nhà cửa… Đối với tư liệu sản xuất thì không được kê biên, phát mại. Việc bán các tài sản kê biên có thể giao cho cơ quan Thương nghiệp. Nơi nào chưa có cơ quan Thương nghiệp thì Toà án tự đứng ra bán. Tại thời kỳ này mặc dù đã quy định cụ thể hơn về đối tượng kê biên phát mại là động sản và bất động sản. Tuy nhiên chưa có quy định cụ thể nào về trình tự, thủ tục bán tài sản mà chỉ đơn giản là bán tài sản theo thủ tục hành chính thông thường nên chưa có thể coi là bán đấu giá tài sản theo đúng nghĩa. (Tập bài giảng bán đấu giá, Học viện tư pháp, 2012).

+ Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1996

Dịch vụ bán đấu giá tài sản tại Việt Nam được hình thành và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Các quy định về bán đấu giá tài sản được xuất hiện đầu tiên trong pháp luật về thi hành án dân sự. Bắt đầu từ Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 28 tháng 8 năm 1989 (Pháp lệnh năm 1989), quy định về bán đấu giá tài sản để thi hành án. Để thực hiện Pháp lệnh năm 1989, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp có Thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07 tháng 12 năm 1989 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh năm 1989.

Năm 1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự được ban hành mới thay thế cho Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989. Pháp lệnh năm 1993 bổ sung

thêm một số quy định về bán đấu giá tài sản thi hành án. (Tập bài giảng bán đấu giá, Học viện tư pháp, 2012).

+ Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005

Năm 1995, Bộ Luật Dân sự đầu tiên ở nước ta được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ giao kết dân sự trong đó có quan hệ về bán đấu giá tài sản. Bộ Luật Dân sự năm 1995 đã quy định giao cho Chính phủ ban hành quy chế bán đấu giá. Trên cơ sở đó, ngày 19/12/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/1996/CP về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản. Có thể nói hoạt động bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp ở nước ta được hình thành từ năm 1997 trên cơ sở của Bộ luật dân sự và Nghị định số 86/1996/CP. Tuy nhiên, nội dung của Nghị định số vẫn chứa đựng các điều khoản bất cập, hạn chế nhất định, không còn phù hợp cần thay đổi cho phù hợp với thực tế. (Tập bài giảng bán đấu giá, Học viện tư pháp, 2012).

+ Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Ngày 18/01/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2005/NĐ- CP về bán đấu giá tài sản được ban thành để thay thế Nghị định số 86/1996/CP. Ngay sau khi Nghị định số 05/2005/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư số 03/2005/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định.

Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, Thông tư số 03/2005/TT-BTP là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển dịch vụ bán đấu giá tài sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi Nghị định số 05/2005/NĐ- CP được ban hành, hoạt động bán đấu giá tài sản đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo cơ sở pháp lý quan trọng đối với việc củng cố và phát triển các tổ chức bán đấu giá tài sản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần thống nhất pháp luật về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản và đáp ứng phần lớn nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực này.

Trong quá trình thực hiện Nghị định 05/2005/NĐ-CP nhiều vấn đề bất cấp cập xảy ra, đặt ra yêu cầu cần có một Nghị định mới để góp phần thiết lập cơ sở pháp lý chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ hơn cho hoạt động bán đấu giá tài sản. Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/ NĐ-CP về bán đấu giá tài sản với những quy định mới về hoạt động đấu giá tài sản, đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động bán đấu giá tài sản phát triển.

2.3.2.2 Kinh nghiệm bán đấu giá tại Việt Nam

Từ khi triển khai, Nghị định 17/2010/NĐ-CP đã được thực hiện nghiêm túc từ Trung ương đến địa phương, thì bán đấu giá tài sản đã từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả ban đầu với sự quan tâm, điều hành của Chính phủ, vai trò Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan đối với công tác bán đấu giá tài sản. Nhiều địa phương đã chủ động, tích cực triển khai theo đúng quy định của Nghị định 17/2010/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, hoạt động bán đấu giá tài sản ở các địa phương có chuyển biến tích cực, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách của các địa phương.

Công tác bán đấu giá tài sản ở nhiều địa phương đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương: không thành lập Hội đồng cấp tỉnh, cấp huyện để bán đấu giá quyền sử dụng đất; tiếp tục củng cố về tổ chức, tăng cường năng lực của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; Nhiều cơ quan, tổ chức đã chủ động chuyển giao tài sản, phối hợp với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trong việc xử lý tài sản thông qua bán đấu giá, tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện việc giao tài sản sau khi bán đấu giá. Việc xử lý một số loại tài sản chủ yếu có hiệu quả thiết thực thông qua phương thức bán đấu giá: tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tài sản thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm, tài sản nhà nước trong đó bao gồm cả quyền sử dụng đất.

Nghị định 17/2010/NĐ-CP khắc phục những tồn tại, hạn chế của Nghị định 05/2005/NĐ-CP, qua đó đưa ra các quy định về hình thức đấu giá, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan, đặc biệt là quy định đối với đấu giá viên:

+ Các hình thức bán đấu giá tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ thì tổ chức bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc bán đấu giá:

(1) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói; (2) Đấu giá bằng bỏ phiếu;

(3) Các hình thức khác do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá thỏa thuận;

+ Đấu giá viên

Để nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của đấu giá viên, Chương II, Nghị định 17 đã nêu rõ những quyền và nghĩa vụ mà đấu giá viên được thực hiện và phải tuân theo.

- Đấu giá viên có quyền:

+ Trực tiếp điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức bán đấu giá tài sản về việc thực hiện bán đấu giá tài sản;

+ Truất quyền tham gia đấu giá của người có hành vi vi phạm Nội quy bán đấu giá tài sản;

+ Ký biên bản bán đấu giá với tư cách là người điều hành cuộc bán đấu giá. - Đấu giá viên có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ nguyên tắc bán đấu giá tài sản;

+ Khách quan, vô tư trong việc thực hiện bán đấu giá tài sản;

+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của Pháp luật;

+ Chấp hành sự phân công của tổ chức; chấp hành Nội quy, Quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình công tác;

+ Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật

So với các quy định trước đây, vị trí, vai trò của đấu giá viên ngày càng được khẳng định, đề cao hơn, được quy định rõ hơn, cụ thể trong Nghị định

số 17/2010/NĐ-CP đã dành 01 chương riêng quy định về đấu giá viên (chương 2 gồm 9 điều, từ Điều 5 đến Điều 13)

- Tiêu chuẩn đấu giá viên

Điều 5 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn đấu giá viên như sau:

“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau

đây thì có thể trở thành đấu giá viên: 1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế; 3. Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá”.

Đấu giá viên là phần đặc việt quan trọng quyết định việc thành công hay thất bại của phiên đấu giá. Đấu giá viên giỏi sẽ giúp cho cả bên khách hàng mua và bên khách hàng ủy quyền bán đều được hài lòng ở mức cao nhất. Do đặc thù của công việc, đòi hỏi đấu giá viên phải luôn luôn học hỏi, quan sát thị trường, giá cả, tìm hiểu về các loại mặt hàng để đưa ra được cách thức, phương pháp dẫn dắt phiên đấu giá đi tới thành công.

Có thể nói hoạt động bán đấu giá tài sản ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt theo cơ chế mới của Nghị định 17/2010/NĐ-CP, hoạt động bán đấu giá đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao trách nhiệm, vai trò của tư pháp địa phương, tăng cường một bước hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của Bộ tư pháp trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bán đấu GIÁ tài sản công ty cổ phần (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w