- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị
2.2.4 Hiệu quả kinhdoanh của công tác bán đấu giá tài sản
Tùy theo phạm vi, kết quả đạt được và chi phí bỏ ra mà có các phạm trù hiệu quả khác nhau như: hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong qúa trình kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hiệu quả trực tiếp của các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, còn hiệu quả của ngành hoặc hiệu quả của nền kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển của loại hình dịch vụ bán đấu giá tại Việt Nam, hoạt động bán đấu giá đã có những đóng góp quan trọng trong công tác thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại góc độ vĩ
mô, thông qua bán đấu giá, tài sản được bán nhanh hơn, đảm bảo theo quy định, giá trị thu được cao hơn góp phần phát triển kinh tế. Đặc biệt bán đấu giá tài sản còn góp phần quan trọng trong công tác thi hành pháp luật, xử lý hiệu quả các tài sản vi phạm hành chình và thi hành án, làm giảm khả năng thất thoát tài sản nhà nước, góp phần tăng thu ngân sách, thúc đẩy việc triển khai một số dự án đầu tư liên quan đến đất đai, các công trình xây dựng cơ bản, nhà ở, tăng cơ hội việc làm cho người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Đối với doanh nghiệp, bán đấu giá tài sản được coi như một loại hình kinh doanh có điều kiện, để thành lập và phát triển phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của bán đấu giá tài sản(8)
- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp đều phải chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh càng nhiều, buộc doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần giảm giá thành dịch vụ, sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tốt hơn, chất lượng hơn.
- Thị trường: Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, việc tìm được hàng hóa đầu vào, và đầu ra cho hàng hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tập quán của người dân: quyết định việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại nơi đó có hợp lý hay không, có được người dân, các doanh nghiệp, đối tác tiếp nhận hay không.
- Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hoá bởi vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được. Một hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá
cả... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khác tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng... Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.
- Môi trường chính trị - pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.