Giải pháp nâng cao hiệu quả bán đấu giá các loại tài sản.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bán đấu GIÁ tài sản công ty cổ phần (Trang 94)

- Giám Đốc: Điều hành mọi hoạt động của Công ty theo định hướng

b. Hiệu quả kinhdoanh đối với công ty

4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả bán đấu giá các loại tài sản.

Qua nghiên cứu có thể thấy rõ, hiện nay tài sản bán đấu giá chủ yếu của công ty chỉ gồm tài sản bảo đảm và tài sản nhà nước. Để nâng cao hiệu quả

bán đấu giá các loại tài sản, làm phong phú hơn các tài sản được công ty bán đấu giá, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

Chú trọng hơn tới việc mở rộng đối tượng tài sản bán đấu giá, chủ động tìm hiểu những đơn vị có nhu cầu bán đấu giá tài sản để tự giới thiệu mình. Một mặt vừa để có thêm nhiều đơn vị có tài sản biết tới công ty, một mặt vừa tăng khả năng có thêm hợp đồng mới. Đối với hồ sơ năng lực cần trình bày rõ kinh nghiệm của công ty, liên tục cập nhập những hợp đồng bán đấu giá mới, những hợp đồng chuyên về một lĩnh vực, những hợp đồng có giá trị lớn để phù hợp với từng đơn vị có tài sản như: Hồ sơ năng lực gửi tới các đơn vị có tài sản là ngân hàng và tổ chức cho thuê tài chính cần bổ sung nhiều hơn các hợp đồng bán đấu giá tài sản là tài sản bảo đảm; Khi gửi tới các đơn vị có tài sản là cơ quan thi hành án cần bổ sung các tài sản thi hành án mà công ty đã từng tổ chức bán, và các hợp đồng bán đấu giá tài sản khác có giá trị lớn (do công ty chưa thực hiện được nhiều hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án)...

- Đối với các đơn vị có tài sản mà công ty đã hợp tác, công ty nên chủ động lắng nghe ý kiến phản ánh của đối tác trong quá trình tổ chức bán tài sản của đơn vị đó. Qua đó vừa nâng cao kinh nghiệm, vừa tạo sự tin tưởng, hài hòa giữa các bên, khẳng định uy tín của công ty đối với đơn vị có tài sản. Làm tốt công tác trên, công ty sẽ nâng cao được khả năng tiếp tục hợp tác với đối tác, đồng nghĩa với việc công ty sẽ có thêm nhiều hợp đồng và khách hàng thường xuyên hơn.

- Theo Luật xử lý tài sản vi phạm hành chính năm 2012, tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 82 đã quy định "Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a,b,c và đ khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện bán đấu giá; Trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản". Nói cách khác, từ khi Luật xử lý tài sản vi

phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực, ngoài các trung tâm bán đấu giá thì các tổ chức, doanh nghiệp bán đấu giá khác đều được phép tổ chức bán đấu giá tài sản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, kể từ khi quy định có hiệu lực đến nay, công ty chưa thực hiện được hợp đồng bán đấu giá nào là tài sản vi phạm hành hính. Với số lượng tài sản vi phạm hành chính nhiều và phong phú như hiện nay, công ty nên thường xuyên tìm hiểu và trực tiếp gửi thư ngỏ, hồ sơ năng lực đến các đơn vị có thẩm quyền xử lý tài sản vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bán đấu GIÁ tài sản công ty cổ phần (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w