- Đấu giá tuyệt đối(5): là một cuộc đấu giá, trong đó các mặt hàng để bán sẽ được bán bất kể giá cả Kiểu bán đấu giá này sẽ không đưa ra giá khở
c) Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Từ trước đến nay, tài sản thi hành án dân sự luôn là một trong những loại tài sản chủ yếu được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Bán đấu giá tài sản thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế để thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án, Quyết định của Trọng tài thương mại và Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà Chấp hành viên áp dụng có liên quan đến bán đấu giá tài sản đó là biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự.
Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án gồm ba giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn kê biên tài sản, giai đoạn định giá tài sản và giai đoạn xử lý sản đã kê biên. Một trong các hình thức xử lý tài sản kê biên là tổ chức bán đấu giá tài sản kê biên (do Chấp hành viên bán hoặc do tổ chức bán đấu giá tài sản bán).
Tóm lại Tài sản thi hành án: là các tài sản được kê biên để thi hành
các bản án, quyết định của tòa án, Quyết định của Trọng tài thương mại và Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Đặc điểm của tài sản thi hành án
- Được kê biên phục vụ việc thi hành các bản án, quyết định thi hành án
- Tài sản không được kê biên: theo quy định tại Điều 87 Luật thi hành án dân sự, những tài sản sau không được kê biên:
+ Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
+ Tài sản cá nhân của người bị thi hành án (số lương thực thiết yếu, đồ thờ cúng thông thường theo tập quán của địa phương, đồ sinh hoạt cá nhân của người thi hành án và gia đình...).
+ Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và
thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường;
- Đương sự có quyền thỏa thuận, lựa chọn giá khởi điểm hợp lý và lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản
- Người phải thi hành án được xin nhận lại tài sản, cụ thể theo quy định tại khoản 5 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự như sau: “Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Bán đấu giá tài sản thi hành án
Tài sản thi hành án sau khi kê biên, định giá tài sản, nếu người phải thi hành án và người được thi hành án không thỏa thuận được về việc nhận tài sản kê biên để thi hành án thì chấp hành viên căn cứ vào loại tài sản là động sản hay bất động sản và căn cứ vào kết quả định giá đối với tài sản là động sản để xác định hình thức bán tài sản kê biên là chuyển giao cho các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp bán hay chấp hành viên tiến hành bán. Để xác định được hình thức bán tài sản kê biên, khoản 2 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự quy định những tài sản thuộc diện bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện, gồm:
- Tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 (mười triệu) đồng; - Tài sản là bất động sản.
Như vậy, đối với mọi tài sản kê biên là bất động sản thì chấp hành viên đều phải thực hiện bán tài sản thông qua thủ tục bán đấu giá tại tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Đối với tài sản kê biên là động sản thì chấp hành viên
căn cứ vào giá khởi điểm để lựa chọn hình thức bán đấu giá tài sản tại tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hay không.