Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình GDTC

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình GDTC

Chương trình môn thể dục (chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS được Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định số:16/2006/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) bậc học THCS được bộ GD&ĐT ban hành có mục tiêu môn học:

Có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính và thể hiện khả năng của bản thân về TDTT; biết một số kiến thức kỹ năng cơ bản để tập luyện, giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực; rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh, vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nề nếp sinh hoạt ở trường và ngoài trường.

Chương trình thể dục chia đều cho 4 khối lớp, mỗi tuần 2 tiết. Nội dung cơ bản phân bố theo bảng 2.10:

Bảng 2.10: Phân phối chƣơng trình thể dục các lớp bậc học THCS TT Nội Dung Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng

1 Lý thuyết chung (tiết) 2 2 2 2 8

2 Đội hình đội ngũ 8 6 4 2 20

3 Bài thể dục phát triển chung 6 6 6 6 24

4 Chạy nhanh 8 8 8 8 32

5 Chạy bền 6 6 6 6 24

6 Bật nhảy 10 12 - - 22

7 Kỹ thuật nhảy xa (kiểu ngồi) - - 8 8 16

8 Kỹ thuật nhảy cao (kiểu bước qua) - - 8 10 18

9 Ném bóng 6 6 6 6 24

13 Thể thao tự chọn 12 12 12 12 48

11 ôn tập - kiểm tra 8 8 6 6 28

12 Kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 4 4 4 4 16

Tổng cộng 70 70 70 70 280

Thể thao tự chọn là các hoạt động: đá cầu, bóng đá mini, bóng chuyền mini, cầu lông.

Hiện nay trong các nhà trường THCS thị xã Bắc Kạn, chương trình giảng dạy GDTC dành cho bậc THCS do Bộ GD&ĐT ban hành vẫn là bộ sách duy nhất được thực hiện tại các nhà trường. Căn cứ vào thực trạng tình hình giáo viên thể dục của huyện và căn cứ vào thành phần học sinh trong các nhà trường cho thấy:

Việc thực hiện chương trình tại các nhà trường là thống nhất và đồng bộ về nội dung và thời lượng (chung một chương trình). Song thực tế (qua khảo sát) có những nhà trường số lượng giáo viên thể dục không đủ dẫn đến việc thực hiện chương trình không giống nhau. Cụ thể việc dạy dồn, dạy ghép diễn ra khá phổ biến, việc bố trí giáo viên dạy chéo môn tại một số nhà trường

thậm chí có trường còn không thể bố trí giáo viên dạy. Bởi vậy với những trường giáo viên thể dục chỉ có 1 mà số lớp lớn hơn 10 thì số tiết thực dạy và số giờ làm việc của giáo viên thể dục là cao hơn quy định. Bên cạnh đó, gần như 100% số giáo viên thể dục tại các trường phải đảm nhiệm các hoạt động ngoại khoá. Bởi vậy việc thực hiện chương trình, đảm bảo về nội dung và thời lượng vẫn luôn là vấn đề khó khăn trong các trường THCS.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 62 - 64)