Đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên

giờ lên lớp cho học sinh THCS

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC học sinh nhằm đáp ứng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đã được đổi mới đồng thời phát huy vai trò của sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện thể lực để nâng cao hiệu quả của giáo dục thể chất trong nhà trường.

Như chúng ta đã biết, đối tượng của GDTC là học sinh. Đối tượng này có sự khác nhau rất lớn về các mặt như: Sự ham thích, năng lực, trình độ, điều kiện tập luyện, thói quen tập luyện… nếu chỉ bó gọn việc tập luyện vào một loại hình tập luyện chính khoá hoặc trong một môn thể thao bắt buộc nào đó, sẽ khó có thể tạo ra sự hứng thú học tập, khó tạo ra được các điều kiện để tập luyện. Từ đó khó có thể cuốn hút đông đảo sinh viên tham gia RLTT một cách hiệu quả và thực chất.

Mặt khác, từ thực trạng khảo sát về chương trình cũng như sân bãi, dụng cụ và phương pháp GDTC ở các trường THCS thị xã Bắc Kạn cho thấy cũng còn nhiều bất cập. Số lượng sân bãi, dụng cụ tập luyện thiếu, các hoạt động thể thao ngoại khoá rất ít… nên lượng vận động tập luyện tấp. Phương pháp dạy học mới khó được ứng dụng; đã vậy, một số môn thể thao được đưa vào tập luyện lại quá nghèo nàn, khó cuốn hút sinh viên tham gia rộng rãi. Mặt khác hình thức tập luyện lại quá đơn điệu, khô cứng là tập luyện chính khoá và tự tập. Bởi vậy, đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả hoạt động GDTC cho học sinh THCS thị xã Bắc Kạn.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng các nhóm, tổ rèn luyện thân thể ở các khối, các lớp. Mỗi khối, mỗi lớp có thể thành lập các nhóm rèn luyện thân thể khác nhau theo giới tính, theo sự ham thích, theo thói quen tập luyện… Các nhóm này sẽ tổ chức cùng nhau tập luyện ngoại khoá ở các giờ nghỉ, ngày nghỉ trong tuần.

- Thành lập các câu lạc bộ các môn thể thao trong nhà trường. Căn cứ vào nhu cầu và trình độ thể thao của học sinh ở các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, võ thuật, cờ tướng, cờ vua, đá cầu… đồng thời dựa vào điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện của trường để chọn ra một số môn có thế mạnh để tiến hành thành lập câu lạc bộ.

- Thành lập các đội tuyển thể thao để tham gia các hoạt động thi đấu trong hệ thống Hội khoẻ Phù Đồng, hội thi thể thao học sinh của ngành GD&ĐT; tham gia thi đấu giải, thi đấu giao hữu với các đơn vị, địa phương của thị xã Bắc Kạn…

3.2.3.3. Cách tiến hành:

Hoạt động TDTT ngoại khoá đối với học sinh cơ bản là các hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác, là các hoạt động theo sở thích cá nhân. Vì vậy, để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá TDTT cho học sinh, trước hết nhà trường cần phải gắn liền các hoạt động ngoại khoá với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tập trung đi sâu vào nhiệm vụ, động cơ, thái độ của học sinh đối với trách nhiệm rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất của bản thân. Từng bước nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tác dụng của công tác GDTC nói chung và hoạt đông TDTT ngoại khoá nói riêng để học sinh chủ động, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động TDTT ngoại khoá trong và ngoài nhà trường. Để thực hiện được nhiệm vụ này, nhà trường cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá theo chương trình năm học, học kỳ, theo tháng, tuần… để phổ biến, quán triệt sâu rộng tới tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, đồng thời tổ chức thực hiện đảm bảo có chất lượng các nội dung kế hoạch đã đề ra.

- Nghiên cứu lựa chọn các nội dung, các môn thể thao phù hợp với đặc điểm và điều kiện của học sinh, của nhà trường để phổ biến và phát triển trong lực lượng học sinh của nhà trường.

- Phát triển mô hình câu lạc bộ TDTT sở thích trong các trường để tạo sức lôi cuốn, thu hút học sinh tham gia, qua đó từng bước xây dựng phong trào tự tập luyện TDTT trong đối tượng học sinh của nhà trường.

- Phân công giáo viên thể dục tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá TDTT trong nhà trường. Dựa vào cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm và kết hợp với các cán bộ Đoàn, Đội… để thành lập các nhóm rèn luyện thân thể ngoài giờ cho học sinh.

- Kết hợp với các tổ chức đoàn thể của nhà trường để thành lập và xây dựng quy chế hoạt động phù hợp để các câu lạc bộ thể thao của nhà trường có thể vận hành một cách có hiệu quả.

- Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả đa dạng hoá các loại hình giáo dục thể chất cho học sinh.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của các tổ chức đoàn thể nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh.

- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho hoạt động ngoại khoá GDTC nhằm nâng cao thể chất cho học sinh.

Tóm lại, việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá trong và ngoài nhà trường cho các học sinh cần phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể thì mới có thể triển khai rộng khắp và hiệu quả. Đội ngũ giáo viên chuyên môn về thể dục cần phải tích cực phát huy năng lực, sở trường của bản thân; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần tích cực phối hợp triển khai, đồng thời phải khơi dậy hứng thú, kích thích được tính tự giác, tích cực của học sinh thì phong trào hoạt động TDTT ngoại khoá của nhà trường mới có thể đạt được kết quả cao.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 89 - 92)