Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ

thể dục

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Từ kết quả điều tra thực trạng cho thấy, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn có 05 trường THCS với 59 lớp. Tổng số giáo viên thể dục của thị xã Bắc Kạn là 9 người, trong đó có 6 giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học, 1 giáo viên có trình độ trung cấp, 2 giáo viên dạy kiêm nhiệm môn thể dục. Tuy vậy, sự phân bổ giáo viên giữa các trường trên địa bàn thị xã không đồng đều, vẫn còn tình trạng phải bố trí giáo viên không được đào tạo đúng chuyên môn để bổ sung cho đội ngũ giáo viên thể dục. Nhiều giáo viên không đủ khả năng dạy các môn thể thao tự chọn như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu... Phần lớn giáo viên không được rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động

ngoài giờ như hoạt động xã hội - chính trị, văn hoá - nghệ thuật, TDTT, lao động công ích, vui chơi giải trí… Vì vậy các hoạt động chủ điểm bắt buộc hàng tháng không được tổ chức hoặc tổ chức với nội dung, hình thức nghèo nàn. Việc nâng cao chất lượng GDTC ở trường THCS trước hết cần xây dựng được đội ngũ giáo viên nòng cốt, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình tổ chức vận động giáo viên học sinh cùng tham gia.

Mục tiêu của biện pháp là từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có thể đảm nhiệm tốt mọi hoạt động về GDTC trong nhà trường THCS ở thị xã Bắc Kạn.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Hàng năm Sở GD&ĐT tổ chức lớp bồi dưỡng hè cho giáo viên thể dục toàn tỉnh. Nội dung bồi dưỡng cần hướng vào việc nâng cao trình độ huấn luyện một số môn thể thao phù hợp với điều kiện của các trường cũng như phù hợp với nh cầu, sở thích của đại đa số học sinh như môn bóng đá mini, bóng chuyền mini, cầu lông, đá cầu, thể dục nhịp điệu… Có sách hướng dẫn cho giáo viên tham khảo khi huấn luyện học sinh.

- Xây dựng kế hoạch, qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên thể dục nói riêng.

- Định kỳ tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác giảng dạy môn thể dục trong nhà trường và công tác thể thao ngoại khoá cho học sinh để các cán bộ quản lý và giáo viên thể dục có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất nội, ngoại khoá cho học sinh.

- Hàng năm tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao trong nhà trường và giữa các trường, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh các trường phát huy tính tích cực, sáng tạo rèn luyện, thi đua đạt thành tích tốt

trong văn nghệ thể thao. Đó là cách tự bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn nhà trường.

3.2.2.3. Cách tiến hành

- Sở GD&ĐT hoặc Phòng Giáo dục cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thể dục hàng năm; bồi dưỡng chuyên đề giáo dục mang tính đặc thù của địa phương như: Bảo vệ môi trường rừng, nước sạch, không khí trong lành; vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh học đường, vệ sinh dinh dưỡng..v.v. biên soạn các tài liệu hướng dẫn huấn luyện một số môn thể thao trong chương trình tự chọn để giáo viên có thể huấn luyện học sinh.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng huấn luyện một số môn thể thao để giáo viên xây dựng các đội tuyên truyền của trường đi thi đấu trong cụm trường, trong thị xã, tỉnh...

- Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực xây dựng kế hoạch GDTC của từng trường phù hợp với kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT của Phòng Giáo dục, các nội dung luyện tập văn nghệ, thể thao, hoạt động ngoại khoá được tổ chức thực hiện theo kế hoạch hoạt động các chủ điểm giáo dục ngoài giờ lên lớp, biểu diễn, thi đấu đánh giá trong ngày cao điểm của trường hay cụm trường.

- Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức, phân công, giám sát các hoạt động GDTC. Nhà trường phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, lớp hoặc khối lớp luyện tập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho ngày cao điểm. Các tổ, giáo viên tự kiểm tra, điều chỉnh quá trình luyện tập, tạo điều kiện cho học sinh có kết quả tập luyện hoạt động, bảo đảm tính chính xác, công bằng, công khai. Có đại diện các trường, đoàn thể, học sinh đánh giá động viên khích lệ được sự cố gắng của giáo viên, học sinh các lớp, các đội thi đấu.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 86 - 89)