Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 81 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của

trong trường THCS

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Một trong các yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là con người. Đặc biệt trong lĩnh vực GDTC, rèn luyện bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sống thì mọi cá nhân phải trở thành chủ thể tích cực thực hiện rèn luyện sức khoẻ thường xuyên. Nếu được học trong môi trường

văn hoá, thể thao tốt thì học sinh có nhiều điều kiện tham gia học tập, rèn luyện sức khoẻ.

Vì vậy cần xây dựng những hạt nhân tạo đầu mối liên kết tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường và trong cộng đồng. Khi mọi cán bộ giáo viên đều hiểu lợi ích giá trị của việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp mọi người có ý thức bảo vệ rèn luyện sức khoẻ, tập TDTT sẽ tạo đà cho việc nâng cao chất lượng dạy học thể dục và các môn học khác.

Đối với các trường THCS thị xã Bắc Kạn, ngoài việc thực hiện chương trình do Bộ GD&ĐT tạo ban hành, việc nâng cao nhận thức về công tác GDTC cho cán bộ giáo viên, cho cộng đồng là rất cần thiết. Mục đích của biện pháp nhằm làm cho mọi cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh tự giác tích cực tham gia công tác GDTC trong nhà trường và trong cộng đồng.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Nhiệm vụ thứ nhất: Làm cho mọi thành viên trong trường hiểu rõ GDTC là bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể đang trưởng thành, giữ gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, thân hình cân đối, nâng cao các khả năng chức phận của cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, củng cố và rèn luyện hệ thần kinh vững chắc. Phát triển một cách hớp lý các tố chất thể lực nhanh, mạnh, bền, khéo và năng lực hoạt động cơ bản; nâng cao khả năng làm việc trí óc và thể lực. Trên cơ sở phát triển thể chất toàn diện, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, nghỉ ngơi tích cực, rèn luyện và nâng cao khả năng chịu đựng và sức đề kháng của cơ thể đối với các ảnh hưởng không có lợi của ngoại cảnh, phòng chống bệnh tật.

Yêu cầu đối với lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi đang lớn nhanh nhưng mất cân đối về nhiều mặt, phát triển không đồng đều giữa nam và nữ thì cần đảm bảo sự tác động toàn diện đến các nhóm cơ, ưu tiên phát triển tốc độ, sức mạnh - tốc độ, sức bền với cường độ nhỏ, độ linh hoạt của các khớp,

khả năng thả lỏng của các cơ bắp và phối hợp vận động. Chú ý phát triển hệ hô hấp và phân biệt lượng vận động giữ nam và nữ. Tiếp tục củng cố các tư thế đúng đắn, đề phòng cong vẹo sột sống và các tật về tư thế.

- Nhiệm vụ thứ hai của GDTC là giáo dưỡng: nhằm trang bị cho học sinh những tri thức về TDTT, kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau của cuộc sống. Cung cấp các tri thức và rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh tập luyện, nếp sống văn minh và lành mạnh. Phát triển hứng thú và nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng, hình thành thói quen tự tập luyện. Trang bị một số tri thức về mặt tổ chức và phương pháp tiến hành giờ thể dục.

Yêu cầu đối với học sinh lứa tuổi THCS là phát triển kỹ năng vận dụng linh hoạt các động tác trong những điều kiện khác nhau như hoạt động vui chơi giữa giờ, hoạt động Đoàn, Đội, nâng cao tính độc lập giải quyết các nhiệm vụ vận động. Mặt khác có thể hướng nghiệp TDTT đối với một số học sinh có năng khiếu.

- Nhiệm vụ thứ ba của GDTC là nhiệm vụ giáo dục: Với tư cách là một mặt của giáo dục toàn diện, GDTC góp phần tích cực vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, chuẩn bị thể lực cho thanh thiếu niên đi vào cuộc sống lao động sản xuất, công tác... Nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình GDTC trong từng giờ thể dục ở trường phổ thông. Đồng thời phải gắn liền nó với các yêu cầu cụ thể và các hoạt động chung của nhà trường.

- Nhiệm vụ thứ tư: Phát hiện và bồi dưỡng bước đầu nhân tài thể thao trong tương lai như những hạt giống chưa hoặc đang bắt đầu nảy mầm ở các nhà trường. Do đó GDTC còn có nhiệm vụ phát hiện các tài năng đó và trong điều kiện có khả năng của mình, bước đầu bồi dưỡng nhân tài thể thao cho đất nước hoặc thông báo cho tổ chức - cơ quan có trách nhiệm để kịp thời bồi dưỡng nhân tài thể thao.

- Trang bị cho giáo viên, học sinh những kiến thức cần thiết về phòng tránh một số bệnh tật, về bảo vệ môi trường nước, không khí trong trường và địa phương, cách phòng ngừa các tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc...

- Hiểu lợi ích của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp của các lớp, của toàn trường, của địa phương, có sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đội, Đoàn thanh niên...

- Tổ chức vận động cán bộ, giáo viên, học sinh và gia đình học sinh tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Các đoàn thể nhà trường với chính quyền địa phương làm hạt nhân tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ giáo dục sức khoẻ, môi trường, dân số, vệ sinh phòng bệnh...

- Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao liên trường cho học sinh rèn luyện, biểu diễn, thi đấu trong năm học, trong dịp hè.

3.2.1.3. Cách tiến hành

* Đối với Ban giám hiệu nhà trường:

- Cần xác định rõ hoạt động GDTC là hoạt động bắt buộc trong chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT qui định, song song với các hoạt động học tập khác trong nhà trường. Từ đó, cần có kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho giáo viên thể dục phụ trách các hoạt động GDTC.

- Cần xác định rõ hoạt động GDTC có liên quan mật thiết đến các hoạt động khác trong nhà trường như học tập nội khoá, hoạt động ngoại khoá, các hoạt động giao lưu của các đoàn thể, các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ… Vì vậy, hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể, chủ động xây dựng các nguồn lực cần thiết cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong giáo dục toàn diện cho học sinh.

* Đối với cán bộ, giáo viên:

- Tổ chức học tập, tập huấn một cách đầy đủ, nghiêm túc về các nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục thể chất đối với công tác giáo dục toàn diện cho học sinh; lợi ích, tác dụng của hoạt động TDTT đối với sức khoẻ và tinh thần của con người…

- Thường xuyên phổ biến, quán triệt các văn bản, chỉ thị, nghị quyết… của cấp trên có liên quan về công tác GDTC cho đội ngũ giáo viên thể dục trong nhà trường. Thông qua việc nắm bắt các chủ trương, đường lối và các định hướng, chỉ đạo về công tác GDTC sẽ giúp cho mỗi giáo viên thể dục tích cực thực hiện và thực hiện có hiệu quả các hoạt động GDTC trong nhà trường, đồng thời qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biển, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh.

- Tổ chức các giải thi đấu thể thao trong nhà trường cho cả đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Thông qua việc tham gia thi đấu, cổ vũ cho các hoạt động thi đấu thể thao sẽ giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu biết về các thức tổ chức thi đấu, luật thi đấu các môn thể thao.

- Thường xuyên tổ chức thành lập các đội tuyển các môn thể thao để tập luyện và tham gia thi đấu các giải thể thao học sinh các cấp, các kỳ Hội khoẻ Phù Đổng, các hội thi thể thao của cán bộ, giáo viên… nhằm kích thích ham muốn tập luyện thể thao của học sinh, cán bộ giáo viên trong nhà trường. Thông qua việc tham gia các giải thi đấu thể thao, các cán bộ, giáo viên và học sinh sẽ tiếp thu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về công tác tổ chức các hoạt động thể thao, kinh nghiệm về phát triển, nâng cao chất lượng thi đấu thể thao, chất lượng GDTC…

- Phối hợp, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức lồng ghét các hoạt động TDTT, các hoạt động tuyên truyền về vai trò, lợi ích, tác dụng của hoạt động GDTC đối với công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt tổ chức các hoạt động TDTT, đặc biệt là sau mỗi đợt tổ chức các hoạt động mang tính chủ điểm, các hoạt động qui mô lớn. Đồng thời làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời các cán bộ, giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong các hoạt động TDTT của nhà trường.

* Đối với học sinh:

- Cung cấp đầu đủ các thông tin về vị trí, vai trò, mục đích, yêu cầu cũng như các nội dung, kế hoạch GDTC trong nhà trường ngay từ những ngày đầu của năm học để giúp cho cán bộ, giáo viên và học sinh nắm bắt được và có kế hoạch triển khai phù hợp.

- Thường xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau để thu hút sự quan tâm hưởng ứng của học sinh đối với hoạt động GDTC chính khoá và hoạt động TDTT ngoại khoá. Từ đó giúp học sinh có được nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia hoạt động rèn luyện thân thể trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 81 - 122)