Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động

học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDTC của học sinh, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ quản lý các hoạt động ngoại khoá môn thể dục của học sinh. Các vấn đề cùng có 3 mức độ và tính điểm theo các mức độ sau:

- Khó khăn (n3): 3 điểm - Bình thường (n2): 2 điểm - Không khó khăn (n1): 1 điểm

Tác giả khảo sát ở một nhóm đối tượng là 15 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục thị xã Bắc Kạn và 05 trường THCS trên địa bàn thị xã Bắc Kạn. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12.

Qua kết quả thăm dò ý kiến cho thấy: Khó khăn lớn nhất là việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá thể thao địa phương. Các địa phương không tổ chức tốt các hoạt động này nguyên nhân là do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu kinh phí tổ chức, đời sống khó khăn, việc phải hàng ngày lo công việc làm ăn nuôi sống gia đình khiến người dân không nghĩ đến nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao. Bên cạnh đó, lực lượng đứng ra tổ chức các hoạt động không đủ năng lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thiếu các hoạt động văn hoá thể thao tại các địa phương. Xếp vị trí thứ 2 là khó khăn về điều kiện dụng cụ thể thao, sân bãi cho tập luyện, hầu hết các nhà trường đều thiếu dụng cụ và sân bãi phục vụ tập luyện trong nhiều năm nay. Lý do bởi cơ sở hạ tầng ở nhiều nhà trường vẫn đang thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn hạn chế, địa hình đồi núi cao nên mặt bằng để làm sân chơi, bãi tập cho học sinh hết sức khó khăn... vì vậy việc có kinh phí

để cải tạo, san ủi mặt bằng làm chỗ tập luyện đảm bảo vẫn còn rất khó khăn. Dụng cụ tập luyện cũng trong tình trạng tương tự khi mà nguồn kinh phí hàng năm cho việc mua sắm thiết bị, dụng cụ luyện tập không đáng kể so với nhu cầu thực tế. Vị trí thứ 3 về khó khăn là vấn đề kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GDTC, hằng năm kinh phí tổ chức các hoạt động trong nhà trường đề do ngân sách nhà nước cấp, nguồn ngân sách địa phương không hỗ trợ bởi điều kiện kinh tế của các địa phương miền núi, của tỉnh nghèo là rất khó khăn đồng thời chính sách nhà nước là không thu các loại phí đối với con em dân tộc.

Bảng 2.12: Ý kiến của cán bộ quản lý về điều kiện đảm bảo chất lƣợng cho hoạt động GDTC

TT Nội dung - yêu cầu

Mức độ Tổng Điểm trung bình Thứ bậc Khó khăn Bình thường Không khó khăn 1 Có đủ giáo viên được đào tạo

dạy TDTT 7 8 0 15 2,46 6

2 Điều kiện về dụng cụ thể thao,

sân bãi cho luyện tập 13 2 0 15 2,73 2

3 Xây dựng kế hoạch thực hiện

chương trình GDTC 10 4 1 15 2,6 4

4 Phân công giáo viên giảng dạy

TDTT 0 11 4 15 1,73 7

5 Thực hiện đủ giờ theo kế hoạch

dạy học 0 10 5 15 1,66 8

6 Tổ chức các hoạt động văn hoá

thể thao trong trường 0 5 10 15 1,33 9

7 Tổ chức h/s tham gia các hoạt

động thể thao ở địa phương 14 1 0 15 2,86 1

8 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo

dục thể chất 9 6 0 15 2,6 4

9 Kinh phí tổ chức các hoạt động

Do đó kinh phí cho các hoạt động GDTC là rất ít ỏi trong khi nhiều công việc tại các nhà trường cần đến nguồn ngân sách này. Khó khăn tiếp theo là khó khăn về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDTC và kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả GDTC. Việc kiểm tra đánh giá theo kế hoạch dạy học căn cứ vào chương trình do Bộ GD&ĐT mặc dù vẫn được thực hiện đúng nhưng điều đó chưa đủ để đánh giá chất lượng GDTC của các nhà trường bởi việc đánh giá hiện tại chỉ dừng ở việc kiểm tra đánh giá về kiến thức về kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản. Những kiến thức khác về GDTC như vệ sinh học đường, vệ sinh dinh dưỡng, môi trường, phòng ngừa tệ nạn xã hội… là chưa có biện pháp kiểm tra.

Các khó khăn tiếp theo là khó khăn về thiếu giáo viên TDTT, đây là thực trạng tại các trường THCS thị xã Bắc Kạn. Do chưa đưa ra được mục tiêu cụ thể về các mặt hoạt động GDTC, về kiến thức, kỹ năng, vệ sinh thân thể, phòng chống bệnh tật... nên việc xây dựng kế hoạch chưa cụ thể và chi tiết, mới chỉ đưa ra mục tiêu về kỹ năng vận động. Giáo viên thể dục thiếu về số lượng và chất lượng dẫn đến có trường phải sắp xép dạy chéo môn. Đây là khó khăn không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi các nhà quản lý phải có kế hoạch để tăng cường số lượng, có biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhằm khắc phục tình trạng hiện tại. Việc thiếu giáo viên dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức phân công nhiệm vụ theo đúng chức năng chuyên môn, giáo viên thể dục phải đảm nhiệm nhiều hoạt động ngoài giờ, số lượng giờ làm việc vượt quá quy định gây sức ép về thời gian và khó có thể đảm bảo tốt chất lượng công việc.

Căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên thể dục, giáo viên chủ nhiệm về những khó khăn khi tổ chức hoạt động GDTC ta có thể nhận thấy: Cán bộ quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức thực hiện mục tiêu GDTC ở trường THCS. Nhận thức được tầm quan trọng

nhưng kế hoạch hành động cụ thể thì vẫn chưa có. Sự nhiệt tình nỗ lực của giáo viên thể dục còn thiếu, chưa thực sự nêu cao trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ chung của sự nghiệp, phong trào. Về nguyên nhân khách quan: Đây là một trong những khó khăn luôn được bàn đến mà chưa có hướng giải quyết. Dựa vào thực trạng điều tra việc thiếu sân bãi phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động là rất khó khăn. Qua tìm hiểu thực tế tác giả nhận thấy rằng hầu như các trường đều thiếu sân chơi bãi tập, đặc biệt ở các trường học 2 ca thì việc tổ chức hoạt động vào buổi chiều lại ảnh hưởng đến việc học tập văn hoá của các lớp khác nếu nhà trường chỉ có một sân sinh hoạt chung. Các khó khăn về kinh phí để đầu tư cho các hoạt động ngoài giờ cũng là nguyên nhân làm cho các hoạt động giáo dục thể chất ngoài giờ lên lớp của học sinh thiếu phong phú, thiếu chất lượng… làm cho sự nhiệt tình của cán bộ phụ trách các hoạt động này ngày một giảm sút, không thu hút được sự tham gia của học sinh.

Một trong những hạn chế gây ảnh hưởng cho việc quản lý các hoạt động lên lớp và ngoài giờ là việc đánh giá, kiểm tra kết quả học tập và hoạt động gần như bỏ ngỏ không có tiêu chí cụ thể. Các mục tiêu chỉ dừng lại ở mức độ chung là có hoạt động còn hiệu quả, chất lượng, tác dụng thì chưa được đề cập đến. Lý do này dẫn đến hệ quả việc tìm ra cách thức mới biện pháp mới nhằm tổ chức có hiệu quả hơn các hoạt động ngoài giờ không được khuyến khích, sáng tạo. Địa bàn dân cư xa trường dẫn đến việc tập trung học sinh đến trường tham gia các hoạt động là khó khăn, điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên học sinh ngoài giờ lên lớp chính khoá phải thường xuyên phụ giúp cha mẹ làm việc nhà. Lực lượng tổ chức các hoạt động GDTC ngoài giờ không đủ hoặc không đảm bảo trình độ tổ chức dẫn đến nội dung hoạt động nghèo nàn, không thu hút được sự tham gia nhiệt tình, hứng thú của học sinh… Khó khăn được xếp ở mức cao trong bảng thăm dò ý

kiến về những khó khăn khi tổ chức hoạt động GDTC là vấn đề thiếu kinh phí cho các hoạt động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khách quan lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu GDTC.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường thcs thị xã bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 70)