Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra Chống thất thoát,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2.5. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra Chống thất thoát,

lãng phí trong đầu tư XDCB

- Giám sát, kiểm tra, thanh tra là nội dung quan trọng trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư. Đặc điểm riêng của hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN là: có quy mô vốn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp và việc quản lý vốn liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều giai đoạn.

- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư XDCB nội bộ tại các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong công việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là công việc thường xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tư XDCB.

- Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài (Thanh tra tài chính, xây dựng, thanh tra nhà nước, kiểm toán...) và đưa công tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực của tỉnh trong quản lý đầu tư XDCB. Muốn vậy cần gia tăng quyền hạn đi đôi với việc kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan này cả về số lượng và chất lượng. Bố trí những cán bộ có trình độ, phẩm chất. Có chế độ khen thưởng kịp thời. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch. Các tổ chức kiểm tra, thanh tra phải chủ động tập trung vào những nơi có nhiều vướng mắc.

KẾT LUẬN

Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội. Nó là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, mỗi địa phương. Với một lượng vốn đầu tư từ NSNN có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là yêu cầu bức thiết không những với Vĩnh Phúc mà còn với cả nước trong giai đoạn hiện nay.

Trong phạm vi của luận văn tác giả đã tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau đây:

- Khái quát hoá những lý luận cơ bản về đầu tư - đầu tư XDCB, vốn - vốn đầu tư XDCB từ NSNN; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các chỉ tiêu được dùng để nghiên cứu. Từ đó đi sâu phân tích, tìm hiểu về những đặc trưng, phân loại, vai trò, chức năng của các khái niệm trên. Nêu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN để đạt được các mục tiêu KT-XH.

- Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH của tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2008 - 2012. Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân bao gồm cả định lượng và định tính.

- Căn cứ vào mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, trên nền tảng lý luận về đầu tư - vốn đầu tư - hiệu quả và thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN thời kỳ 2013 - 2020

Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề bức xúc từ thực tế và là mối quan tâm của nhiều cấp, ngành, đơn vị. Những vấn đề cơ bản đã giới thiệu, phần nào làm sáng tỏ những bức xúc hiện nay; đồng thời luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý và đọc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

2011, NXB Thống kê.

2. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009

Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.

3. Chính phủ (2012), Nghị định số 68/2012/NĐ – CP ngày 12/9/2012sửa

đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.

4. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Chỉ thị số 13/CT – UBND về tăng

cường quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà nước và chống nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

5. HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Nghị quyết số 69/2012/NQ – HĐND ngày 21/12/2012 về phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

6. QH (2002), Luật Ngân sách Nhà nước ngày 27/02/2002. 7. QH (2003), Luật Xây dựng ngày 26/11/2003.

8. QH (2005), Luật Đầu tư ngày 29/11/2005.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo Số 53/BC- SKHĐT về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.

10.Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về

tăng cường công tác quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

11.Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình lập dự án đầu tư,

Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.

12. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

13. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

14.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo về Tình hình thực hiện đầu tư phát triển 9 tháng, ước thực hiện cả năm 2008 và Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2009.

15.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo về Ước tình hình thực hiện đầu tư xây dựng năm 2009 và dự kiến kế hoạch XDCB 2010.

16.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo ước tình hình thực hiện đầu tư xây dựng

năm 2010 và dự kiến kế hoạch XDCB 2011.

17.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo về ước tình hình thực hiện đầu tư xây dựng năm 2011 và dự kiến kế hoạch XDCB 2012.

18.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo về Tình hình triển khai thực hiện các dự

án trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn tỉnh năm 2012.

19.UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Quyết định số 43/2009/QĐ – UBND ngày 8/7/2009 về việc phân cấp đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh.

20.UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định số 57/2009/QĐ – UBND ngày 6/11/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 43/2009/QĐ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 93 - 96)