Phân loại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.2.2.Phân loại

a) Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn ĐTXDCB từ NSNN được hình thành từ các nguồn sau:

+ Nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán, khoản cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước… và các khoản thu khác).

+ Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn viện trợ phi Chính phủ).

b) Theo phân cấp quản lý ngân sách chia vốn đầu tư XDCB từ NSNN chia thành:

+ Vốn đầu tư XDCB của ngân sách trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Nguồn vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lý sử dụng.

+ Vốn đầu tư XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.

c) Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:

+ Vốn đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Vốn đầu tư XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội: thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất, chuyển quyền sử dụng đất…

+ Vốn đầu tư XDCB theo chương trình dự án quốc gia.

+ Vốn ĐTXDCB thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí…

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền kinh tế - xã hội; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên trong nguồn vốn NSNN thì loại nguồn vốn không được đưa vào kế hoạch và cấp phát theo kế hoạch của Nhà nước (vốn để lại tại đơn vị) khả năng quản lý, kiểm soát của Nhà nước gặp khó khăn hơn. Vốn ngoài nước thường phụ thuộc vào điều kiện nhà tài trợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý bị chi phối. Đối với viện trợ không hoàn lại thường do phía nước ngoài điều hành, nên giá thành công trình rất cao…

Vốn đầu tư từ NSNN được đầu tư cho các dự án sau:

+ Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp chi NSNN cho đầu tư phát triển.

+ Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Chi cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Chính phủ cho phép .

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 29)