Thất thoát lãng phí trong thi công công trình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3.5. Thất thoát lãng phí trong thi công công trình

- Một số công trình XDCB chất lượng chưa cao, tiến độ kéo dài và hiệu quả kém; Một số công trình mới bàn giao thời gian ngắn đã xuất hiện thấm dột, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh bị hư hỏng; nền đường bị lún võng, mặt đường nhựa bị biến dạng, mặt đường BTXM300#

nhưng đã bị rạn, võng, sứt vỡ. Vật liệu, kết cấu đưa vào công trình không đảm bảo (đất đắp không đúng chủng loại, không đạt độ ẩm quy định, loại gạch không đủ cường độ, cốt liệu và nước đổ bê tông không đảm bảo...). Các chứng nhận kiểm định chất lượng vật liệu, kết cấu được nhà thầu thi công xuất trình đầy đủ nhưng thực tế có khi chuẩn bị nghiệm thu mới được tiến hành kiểm định, nội dung xác nhận chưa đủ tin cậy, tình trạng mua bán kết quả thí nghiệm có chiều hướng gia tăng.

- Rất nhiều công trình bị kéo dài tiến độ dẫn đến phải bổ sung điều chỉnh lại dự toán, giá gói thầu và giá hợp đồng; cá biệt có những công trình được chủ đầu tư và nhà thầu thi công viện cớ không giải phóng được mặt bằng để được gia hạn thời gian thực hiện và hưởng chế độ chính sách của nhà nước.

- Nhiều công trình không có biện pháp thi công và tiến độ thi công chi tiết được nhà thầu xuất trình sau khi trúng thầu nên không thể kiểm soát được tiến độ thực hiện.

- Tư vấn giám sát công trình chưa được chủ đầu tư kiểm tra về tư cách pháp nhân, năng lực và kinh nghiệm trước khi ký hợp đồng, tư vấn giám sát không thường xuyên có mặt ở công trường, chủ yếu do nhà thầu tự làm nhưng vẫn xác nhận vào nhật ký công trình và biên bản nghiệm thu.

- Năng lực của nhà thầu: Hầu hết các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh đều có năng lực tài chính yếu; nhân lực có hạn; máy móc nghèo nàn; chất lượng công nhân tay nghề thấp, không được đào tạo cơ bản, trong khi lại thi công quá nhiều công trình nên thường xuyên chậm tiến độ hoặc cố tình chỉ thi công phần khối lượng tương ứng với số vốn được bố trí trong năm. Có hiện

tượng một số doanh nghiệp được tạm ứng vốn với tỷ lệ rất lớn sau đó chây ỳ, không thực hiện hợp đồng, không thi công, nhưng chưa được làm rõ và xử lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 72 - 73)