5. Kết cấu của luận văn
1.1.3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đầu tư.
Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư (gọi tắt là kế hoạch hoá đầu tư) vừa là nội dung, vừa là công cụ quản lý hoạt động đầu tư. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB thì công tác kế hoạch hoá đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế. Mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Do đó nhu cầu của nền kinh tế là xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá, đồng thời cần căn cứ vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật. Kế hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động nguồn lực trong và ngoài nước; phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục, tính vững chắc và phải có mục tiêu rỏ ràng. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB mới được nâng cao.
Hai là, các chính sách kinh tế.
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đó là các chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư… Các chính sách điều tiết vĩ mô, vi mô như: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao…
Ba là, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB.
Tổ chức, quản lý vốn đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều nội dung, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất - kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí; đảm bảo dự án xây dựng đúng quy hoạch mỹ quan, bền vững; đảm bảo môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng; áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý. Tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN. Phân định rỏ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng của công tác quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm vốn đầu tư cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng về mặt khối lượng và mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội khi khai thác, sử dụng các kết quả đầu tư này. Chính do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất thoát, lãng phí. Một số đối tượng đầu tư hoàn toàn mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn về lợi ích kinh tế - xã hội chính là những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.
Bốn là, tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành.
Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ giúp tạo ra một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. So sánh khối lượng
hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu của nền kinh tế, sẽ xác định được lợi ích kinh tế của vốn đầu tư.
Tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Do tác động của việc chọn mô hình chiến lược CNH - HĐH; việc sử dụng các chính sách kinh tế và của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng. Tuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng mà có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.
- Các nhân tố thuộc bản thân của quá trình tổ chức, khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành. Đó là công tác tổ chức điều hành, nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Công tác tiếp thị, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác cải tiến mẩu mả, chất lượng sản phẩm…
Tóm lại, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thu hút các nguồn vốn đầu tư như: vốn nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp và của các tầng lớp dân cư…đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó là động lực phát triển quan trọng của mọi nền sản xuất xã hội.
Trong quá trình phát triển của đất nước không thể không cần tới vốn đầu tư. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng có của ngành XDCB và vốn đầu tư XDCB từ NSNN như: quy mô lớn, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều rủi ro; việc quản lý liên quan đến nhiều ngành và nhiều cấp… đồng thời do nguồn lực khan hiếm, nhu cầu đầu tư luôn luôn cao hơn khả năng của nền kinh tế, nên đòi hỏi vốn đầu tư phải được sử dụng có hiệu quả.
Ở nước ta hiện tượng thất thoát và lãng phí trong XDCB đang là một vấn đề nhức nhối. Do đó, việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một vấn đề đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.
Với những lý luận cơ bản khoa học đã được trình bày trên đây, độc giả sẽ phần nào hiểu sâu về đầu tư XDCB; nắm bắt được những đặc điểm, chức năng, vốn và nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN; hiệu quả và những chỉ tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đó là cơ sở đánh giá sát thực, khách quan tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Vinhx Phúc; đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của địa phương trong thời gian tới.