Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Thực chất của quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược phát triển về mặt thời gian và không gian. Vì vậy, các quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch vùng phải gắn với tiềm lực phát triển của vùng phân cấp cho các đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện. Cần coi trọng phát triển các ngành kinh tế - xã hội riêng biệt. Các ngành, các cấp của tỉnh phải có trách nhiệm điều phối và gắn kết các quy hoạch đó để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà và cân đối. Cụ thể là:

- Hệ thống quy hoạch phải đi trước một bước và phải nghiên cứu để xây dựng, thẩm định, phê duyệt chặt chẽ trên cơ sở phát huy tiềm năng của các ngành, vùng. Từ đó, xây dựng các đề án phát triển vùng kinh tế, khu công nghiệp, dân cư... Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng - trước hết ở các vùng trọng điểm. Việc hoàn thành quy hoạch các

ngành, các vùng là điều kiện tiên quyết để xác định các dự án; cũng như tiến độ thực hiện. Từ đó, sẽ căn cứ xác định các dự án cần đầu tư và lộ trình thực hiện chúng. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng bộ giữa các bước: đầu tư mới, vận hành, bảo dưỡng, duy tu sau đầu tư...

- Quy hoạch phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững các vùng, ngành trọng điểm để khai thác tốt tiềm năng; tạo bước đột phá trong kinh tế. Đồng thời các khu vực khó khăn sẽ từng bước hỗ trợ bằng vốn của NSNN; Quy hoạch phát triển ngành cần chú trọng đến hướng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sự phát triển của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư.

- Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch của tỉnh. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo được tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế và phải công khai hoá để nhân dân biết và thực hiện, làm yên tâm các nhà đầu tư. Đối với quy hoạch mang tính chiến lược phải mời những chuyên gia tầm cở quốc tế và đầu ngành trong nước.

- Cần chấn chỉnh lại công tác quy hoạch tổng thể theo định hướng chung của tỉnh. Gắn kết công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH với quy hoạch các ngành, các vùng. Tránh tình trạng mỗi ngành, mỗi vùng đưa nhiều mục tiêu, mà không quan tâm đến tính cân đối; tác động của các quy luật, yếu tố liên quan, dẫn đến các quy hoạch thiếu tính đồng bộ và khoa học.

- Khi quy hoạch phải lường trước mọi vấn đề bất khả kháng có thể xảy ra, để từ đó có mọi biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục các tổn thất (nếu có); từ đó hạn chế tối đa và điều chỉnh kịp thời các dự án nằm trong vùng quy hoạch bị treo.

- Có các biện pháp chế tài cụ thể, quy kết trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quy hoạch.

Bổ sung đầy đủ cán bộ có năng lực và trình độ. Trang bị điều kiện làm việc nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo và cập nhật các thông tin để điều chỉnh kịp thời, chính xác công tác quy hoạch. Các ngành, các cấp có trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư phát triển theo quy hoạch. Tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện gây tác động tiêu cực đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh.

Tóm lại, công tác quy hoạch là khâu quan trọng nhất, những nhà quản lý, lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược, lâu dài phù hợp với định hướng phát triển KT - XH; Đồng thời quy hoạch phải đồng bộ với đầu tư, từ đó hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 83 - 85)