Tình hình Thu chi ngân sách

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.3. Tình hình Thu chi ngân sách

Thu NSNN trên địa bàn tăng về quy mô và thay đổi về cơ cấu. Quy mô thu NSNN tăng từ 9.400.258 triệu đồng năm 2008 lên 17.377.900 năm 2012. Nguồn thu từ khu vực kinh tế trong tỉnh (thu nội địa) chiếm chủ yếu

Bảng 3.3. Tình hình Thu Ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc (2008 - 2012) ĐVT: (triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 TỔNG SỐ 9.400.258 10.267.244 15.354.314 16.714.700 17.377.900 1. Thu ngân sách trên địa bàn 9.229.764 10.027.244 15.069.681 16.213.600 16.769.700

* Thu nội địa 7.335.279 8.160.160 10.846.808 11.366.500 11.794.500

- Thu từ kinh tế TW 69.720 87.486 80.000 117.100 122.200 - Thu từ kinh tế ĐP 1.317.865 1.036.082 1.514.223 1.992.000 1.988.000 - Thu từ khu vực KT có VĐT nước ngoài 5.947.694 7.036.592 9.252.585 9.257.400 9.684.300 *Thuế xuất, nhập khẩu 1.894.485 1.867.084 4.222.873 4.847.100 4.975.200 2. Thu trợ cấp từ trung ƣơng 170.494 240.000 284.633 501.100 608.200

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012

Về chi NSNN, trong 5 năm, chi thường xuyên tăng tương đối nhanh, năm sau tăng xấp xỉ 125% năm trước. Nhà nước đã liên tục tăng nhanh đầu tư cho giáo dục, y tế và xã hội. Toàn tỉnh đã triển khai chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và khoán chi hành chính

Bảng 3.4. Tình hình Chi Ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc (2008-2012)

ĐVT: (triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

TỔNG SỐ 3.524.073 4.920.069 5.991.048 10.039.716 11.829.503

1. Chi đầu tư phát triển 1.668.681 2.774.779 3.400.437 5.340.724 6.035.718 2. Chi thường xuyên 1.855.392 2.145.290 2.590.611 4.698.992 5.793.785

3.2. Tình hình đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp tỉnh tại tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2008 – 2012

Tình hình tích lũy đầu tư XDCB từ NSNN

Bảng 3.5. Tình hình tích luỹ đầu tƣ XDCB từ NSNN giai đoạn 2008 - 20012

ĐVT: triệu đồng

Thời kỳ đầu tƣ Tổng chi NSNN

Tổng vốn đầu tƣ XDCB của NSNN Giá trị Tỷ lệ đầu tƣ XDCB trong chi NSNN(%) 2008 3.524.073 1.021.981 29 2009 4.920.069 1.328.419 27 2010 5.991.048 1.857.225 31 2011 10.039.716 2.509.929 25 2012 11.829.503 3.002.000 26,6

(Nguồn niên giám thống kê và báo cáo thu chi ngân sách từ 2001-2005)

Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ chi cho đầu tư XDCB của Vĩnh Phúc khá cao, so với trung bình cả nước chiếm trên 25%. Tuy nhiên cũng qua bảng này thấy được hàng năm tỉnh đều chú trọng tăng tỷ lệ cho hoạt động này cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.. Vốn đầu tư tăng hàng năm đã làm cho kinh tế của địa phương tăng trưởng.

Giai đoạn 208 - 2012, với quan điểm tập trung, ưu tiên vốn đầu tư cho công trình trọng điểm, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc và xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng khác tạo điểm nhấn cho đô thị tương lai. Nhiều hình thức huy động vốn đầu tư được thực vận dụng để khai thác các nguồn lực từ nhà nước cũng như của các nhà đầu tư như: ngân sách Nhà nước và BT.

Tổng số dự án trọng điểm năm 2012 đang triển khai là 19 dự án, bao gồm 10 công trình chuyển tiếp và 9 công trình mới.

+ Lĩnh vực Giao thông gồm 11 công trình đó là là Đường Nguyễn Tất thành Phúc Yên, Đường Nguyễn Tất Thành Vĩnh Yên, Đường Yên Lạc – Vĩnh Yên, Đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh, ĐT310, Đường QL2C-Cầu Bì La, Cải tạo nâng cấp Đường Nguyễn Tất Thành – Lam Sơn Thành phố Vĩnh Yên, Cải tạo mặt đường TL305 đoạn Quán Tiên đến Thị trấn Lập Thạch, Đường từ cầu Bì La – TT Thị trấn Lập Thạch, Đường Song Song đường sắt, Đường Kim Ngọc kéo dài - cầu Đầm Vạc đến đường vòng tránh Vĩnh Yên;

+ Y tế gồm 02 công trình đó là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản nhi;

+ Hạ tầng giáo dục: 01 công trình đó là Hạ tầng khu đô thị đại học. + Văn hoá: 05 công trình là Nhà hát và quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm văn hoá lễ hội Tây Thiên, Khu đào tạo vận động viên thể thao, Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc, Khu liên hợp thể thao tỉnh Vĩnh Phúc.

Đến nay đã cơ bản hoàn thành 03 dự án: Đường Vành đai phía bắc thành phố Vĩnh Yên, Đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh (giai đoạn 1), Cải tạo mặt đường TL305 đoạn Quán Tiên đến Thị trấn Lập Thạch. Đã tiến hành BT- GPMB cơ bản hoàn thành của nhiều dự án kéo dài nhiều năm chưa giải phóng được mặt bằng như dự án Trung tâm lễ hội Tây Thiên; đường QL2C - Cầu Bì La, đường Yên Lạc – Vĩnh Yên, ĐT310… Có 03 dự án hoàn thành chuẩn bị đầu tư (Đường song song đường sắt, Đường Kim Ngọc kéo dài - cầu Đầm Vạc đến đường vòng tránh Vĩnh Yên, Bệnh viện Sản nhi) và 03 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Khu liên hợp thể thao tỉnh và Hạ tầng đô thị Đại học). Các dự án còn lại đang tiếp tục được thực hiện theo điều kiện thực tế.

Cơ cấu đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Bảng 3.6. Cơ cấu đầu tƣ XDCB nguồn NSNN 2012

ST Nguồn vốn 2012 Tỷ lệ

(%)

* Tổng số 3002,0 100

1 Ngân sách cấp tỉnh 2109,2 70

1.1 Nguồn ngân sách tập trung 2042,0

- Trong đó chi cho GD-ĐT 415

1.2 Nguồn thu từ đất 67,2

2 Ngân sách cấp huyện 892,8 30

2.1 Nguồn ngân sách tập trung theo tiêu chí 660,0

- Trong đó: GD-ĐT 21% 139,0

2.2 Nguồn thu từ đất 232,8

- Trong đó: GD-ĐT 21% 49,0

(Nguồn: Báo cáo tình hình XDCB năm 2012 của Sở Kế hoạch đầu tư Vĩnh Phúc)

Nguồn vốn sau phân bổ cho cấp huyện theo tiêu chí định mức, ưu tiên bố trí 30% cho công trình trọng điểm. Bố trí đủ cho 2 ngành Giáo dục và đào tạo và Khoa học và công nghệ như Chính phủ giao, phần còn lại bố trí cho các ngành (bao gồm cả chương trình, nghị quyết thuộc ngành) theo tỷ lệ như năm 2011. Trong đó ưu tiên bố trí tăng cho quốc phòng và an ninh do phát sinh nhiệm vụ so với năm 2011. Hạn chế khởi công dự án, công trình mới trừ dự án, công trình trọng điểm, khối an ninh, quốc phòng, các công trình thuộc Nghị quyết 03-NQ/TU về nông thôn, nông nghiệp và nông dân và các ngành được Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể sau khi đã bố trí đủ cho các dự án, công trình hoàn thành năm 2012 trở về trước.

Riêng nguồn vốn dành cho ngành Giáo dục và Đào tạo do tỉnh phân bổ là 415 tỷ đồng. Sau khi dành cho Đào tạo, đề án Dạy nghề, giải quyết việc

làm, giảm nghèo là 100 tỷ đồng, cho bồi thường GPMB mở rộng đất cho ngành giáo dục và đào tạo là: 180 tỷ đồng, cho các công trình cấp nước và vệ sinh từ giáo dục mầm non đến THCS là: 15 tỷ đồng, vốn hỗ trợ theo Nghị quyết 19 và 17 xã khó khăn là: 15 tỷ đồng. Số vốn còn lại phân bổ như sau: Các công trình thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý là 105 tỷ đồng, trong đó bố trí cho các đơn vị trực thuộc Sở là 85 tỷ đồng, cho thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi là 20 tỷ đồng. Bố trí cho 562 công trình trong đó có 133 công trình hoàn thành trong năm 2011, công trình hoàn thành trong năm 2012 là 180, công trình chuyển tiếp là 115 và công trình mới là 134. So với năm 2011, số công trình được bố trí trong kế hoạch giảm 370, trong đó giảm 113 công trình mới.

- Các ngành còn lại 783,2 tỷ đồng được phân bổ cho các ngành, lĩnh vực theo cơ cấu tương đương như năm 2011 (trong đó bao gồm cả các chương trình, nghị quyết được phân bổ đến từng ngành, lĩnh vực theo mức ổn định của năm 2011).

Bảng 3.7. Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp tỉnh phân bổ cho các ngành

Đơn vị: tỷ đồng STT Các ngành khác Năm 2011 Năm 2012 Tổng vốn Cơ cấu (%) Tổng vốn Cơ cấu (%) Tổng số 1.194,53 100,00 783,20 100,00

1 Giao thông vận tải 403,12 33,75 260,00 33,20 2 Nông lâm nghiệp thủy lợi 212,41 17,78 140,00 17,88

3 Y tế 91,10 7,63 60,00 7,66

4 Công cộng, hạ tầng, cấp thoát nước 187,67 15,71 120,00 15,32

5 Quản lý nhà nước 72,37 6,06 45,00 5,75

6 Văn hoá - thông tin - thể thao - du lịch 101,24 8,47 66,00 8,43 7 Công nghiệp, thương mại 58,93 4,93 25,00 3,19 8 Tài nguyên - môi trường 15,00 1,26 10,20 1,30 9 An ninh – Quốc phòng và PCCC 52,70 4,41 57,00 8,28

Những năm qua, đầu tư XDCB cho giao thông vận tải từ NSNN cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các ngành khác, điều này cũng là tình hình chung của cả nước. Đầu tư cho giao thông vận tải thường chiếm tỷ trọng 30% trong số các ngành còn lại sau khi phân bổ vốn cho Giáo dục – Đào tạo. Trong 2 năm đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh cho các công trình văn hóa – thông tin – thể thao – du lịch đạt tương đối cao, nhằm thu hút nguồn lực cho phát triển du lịch tỉnh nhà

3.3. Hiệu quả sử dụng vốn XDCB từ NSNN cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2012 giai đoạn 2008 – 2012

3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư bằng các chỉ tiêu vĩ mô

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Hiệu quả vốn đầu tư thường được phản ánh qua chỉ số ICOR: để tăng thêm một đơn vị sản phẩm cần tăng thêm bao nhiêu vốn đầu tư

Bảng 3.8. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2012

TT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 1 Vốn ĐT XDCB từ NSNN cấp tỉnh tr.đồng 1.021.981 1.328.419 1.857.225 2.509.929 3.002.000 2 GDP (giá ss) tr.đồng 9.694.028 10.548.872 12.808.175 14.707.376 16.398.724 3 Tốc độ tăng GDP % 11,43 8,82 21,42 11,83 11,5 4 Tốc độ tăng VĐT XDCB từ NSNN cấp tỉnh % 31,27 30,64 39,80 35,14 19,60 5 Tỷ lệ VĐTXDCB từ NSNN cấp tỉnh/GDP % 10,54 12,59 14,50 17,07 18,31 6 Hệ số ICOR 2,73 3,47 1,86 2,97 1,70

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và tính toán của tác giả)

Trong những năm qua, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 12,97%, còn tốc độ tăng trưởng vốn XDCB từ nguồn ngân sách cấp tỉnh là 31.24%/

năm. Nhìn vào tốc độ tăng của GDP và của vốn XDCB từ ngân sách cấp tỉnh, ta có thể thấy rằng , tốc độ tăng của vốn XDCB ngân sách cao gấp 2,4 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP. Điều này cũng có nghĩa là cứ dùng 2,4 đồng vốn XDCB từ NSNN cấp tỉnh thì mới đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 1 đồng. Hệ số Icor của năm 2009 là cao nhất, cho thấy hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh là kém nhất trong giai đoạn 2008 - 2012

3.3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 2008 - 2012, tỉnh đã tập trung đầu tư và từng bước hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ tạo tiền đề thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh đã đưa vào sử dụng trên dưới 1000 công trình lớn nhỏ từ nguồn ngân sách địa phương. Nói cách khác, đầu tư đã tạo điều kiện cho sản xuất và đời sống tăng lên rõ nét. Bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh khang trang. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao thông từ tỉnh đến huyện, xã thuận lợi. Lưới điện quốc gia gần như được phủ kín. Tất cả các xã, phường đều có nhà trẻ. Các trường xây dựng mới đều rất khang trang, hiện đại. Điều kiện khám và chữa bệnh cải thiện hơn. Trình độ văn hoá và sức khoẻ người dân tăng. Đa số các vùng trong tỉnh đều được xem truyền hình... Tóm lại phần lớn các công trình đưa vào sử dụng từng bước đã phát huy được hiệu quả.

Trong giai đoạn 2008 - 2012, phần lớn nguồn vốn đầu tư XDCB được phân bổ cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được một số kết quả chủ yếu như sau:

+ Các công trình nông nghiệp và thuỷ lợi (trạm bơm, chuồng trại, đê điều...):

Các công trình này có ý nghĩa quan trọng vì trong thời gian gần đây, tình hình mưa lũ vào mùa mưa khá phức tạp, những công trình này sẽ góp phần vào việc phòng chống lũ lụt trên địa bàn, giảm thiểu hậu quả của thiên

tai, lũ lụt tới sản xuất và đời sống người dân. Hệ thống thuỷ nông đã được hình thành rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tưới tiêu cho trên 80% diện tích canh tác của tỉnh. Các vùng trọng điểm lúa của các huyện thị đã đảm bảo các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, góp phần làm tăng năng suất nông nghiệp. Rất nhiều trạm bơm đã được hoàn thành như trạm bơm Thanh Điền, trạm bơm Đại Thịnh, Liễn Sơn…và hàng trăm trạm bơm nhỏ khác góp phần tăng năng lực tưới lên 1 vạn ha và trên 9.000ha được tưới bổ sung. Đã kiên cố hoá kênh mương, hoàn thiện hạ tầng hệ thống thuỷ lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao.

+ Các công trình giao thông :

Hiện nay 100% các tuyến đường đến trung tâm huyện và vùng trọng điểm đã được trải nhựa, hầu hết đường nông thôn, khu dân cư của các huyện đã được bê tông hoá. Tạo điều kiện tốt cho việc đi lại sinh hoạt và giao lưu buôn bán giữa các vùng, miền trên điạ bàn tỉnh. Kết quả đầu tư các dự án giao thông Quốc lộ và Tỉnh lộ đã tạo ra vị thế vô cùng thuận lợi và hấp dẫn cho đầu tư tại Vĩnh Phúc, cải thiện hoàn thành việc vận tải, lưu thông hàng hoá và rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng kinh tế trong khu vực, tạo sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng. Các dự án giao thông trọng điểm: cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2B đã được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN thuộc huyện Bình Xuyên tổng mức đã hoàn thành, bàn giao đi vào sử dụng trong năm 2009. Đường Nguyễn Tất Thành nối Quốc lộ 2A qua 4 khu công nghiệp đã hoàn thành từ năm 2011. Các tuyến tỉnh lộ khác được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN như: Tỉnh lộ 308; Tỉnh lộ 312; Tỉnh lộ 305 (địa phận Yên Lạc); Tỉnh lộ 301; Tỉnh lộ 303; Tỉnh lộ 307; Tỉnh lộ 306. Các tuyến đường huyện lộ, các tuyến đường liên xã trên địa bàn các huyện, thị đã và đang triển khai. Các công trình hạ tầng giao thông nông thôn cũng được quan tâm đầu tư như các chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn.

+ Các công trình Giáo dục – đào tạo

Xây dựng hoàn chỉnh 358 phòng học, 3.244 m2 nhà ở nội trú cho trường trung học phổ thông và cao đẳng, các công trình cải tạo, nâng cấp trang thiết bị phòng học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh. Kết quả đầu tư XDCB trong giai đoạn vừa qua không thể không tính đến việc đầu tư xây dựng các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật, trường dạy nghề nhằm phục vụ nhu cầu lao động có tay nghề tại chỗ trên địa bàn tỉnh cũng như cung cấp lao động có tay nghề, chất lượng cho các tỉnh lân cận .

+ Xây dựng, cải tạo nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, cơ quan Quản lý nhà nước và các Đoàn thể trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao điều kiện làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

+ Công trình Y tế: đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, xây dựng bệnh viện Sản – Nhi, cải tạo trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh. Ngoài ra còn có các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho các bệnh viện tuyến huyện, thị nhằm đáp ứng nhu cầu chữa bệnh tại chỗ của người dân, tránh hiện tượng quá tải trong các bệnh viện tuyến tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51 - 96)