5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Chấp hành tốt các quy định, quy trình về sử dụng vốn đầu tư XDCB
4.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự toán
* Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Các ngành, các cấp phải xem đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để lựa chọn phương án và chủ trương đầu tư.
Khi lập một dự án, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn phải tính toán và đưa ra các phương án. Sau đó chọn phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất (gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội). Vạch rõ sự cần thiết phải đầu tư, xác định sơ bộ về công nghệ, điều kiện cung cấp vật liệu, thiết bị; tổng vốn đầu tư, các phương án huy động vốn, phương án quản lý - khai thác và sử dụng lao động, thời gian thực hiện... Dự án khả thi phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, của ngành. Dự án càng chi tiết khoa học và chính xác sẽ tạo điều kiện để chọn phương án có hiệu quả vốn đầu tư cao. Cần tăng cường và chú trọng nâng cao chất lượng công việc trong các cơ quan thẩm định dự án. Theo quy định các dự án đầu tư khi thẩm định phải đảm bảo:
Thứ nhất, đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khuyến khích và thu hút
các nguồn vốn khác. Khai thác tốt tiềm năng lao động, tài nguyên, đất đai... đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái.
Thứ ba, đầu tư xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt. Lập dự án
khoa học, hợp lý, tiên tiến, tiết kiệm vốn đầu tư.
Để thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Có chế độ khen thưởng với những cán bộ làm tốt. Đồng thời quy trách nhiệm và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cán bộ đưa ra những kết quả thẩm định (hoặc quyết định) đầu tư sai, gây thiệt hại lớn về vốn và tài sản.
Chính vì đây là một trong những khâu quan trọng nhất, đồng thời tránh tình trạng "xin cho", tránh dàn trải trong đầu tư; nhất thiết các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp phải lưu ý: chỉ khi nào ban hành chủ trương cho phép tiến hành khảo sát, lập dự án thì khi đó mới cho phép chủ đầu tư tiến hành lập dự án, tránh tình trạng "tiền trảm hậu tấu". Khi thẩm định và phê duyệt, chỉ ưu tiên những dự án đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, khi lập dự án phải tính toán kỹ quy mô đầu tư, lường hết mọi khả năng, có tầm nhìn chiến lược, lâu dài; tránh tình trạng vừa đầu tư xây dựng xong lại đập đi, xây lại, hoặc nâng cấp, cải tạo... gây lãng phí vốn đầu tư, gây bất bình cho nhân dân.
* Khâu lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán cần lưu ý:
Thứ nhất, hồ sơ thiết kế có cơ sở khoa học, vừa hiện đại, mỹ quan, chất
lượng và hiệu quả, vừa tiết kiệm vốn đầu tư.
Thứ hai, dự toán lập phải cụ thể, rõ ràng về chủng loại vật liệu, đơn giá
và hệ số. Áp dụng số hiệu định mức nào? Những định mức không có trong định mức của Nhà nước thì phải trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khối lượng phải phù hợp với hồ sơ thiết kế.
Thứ ba, việc thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán của các cơ quan
chức năng hoặc của chủ đầu tư phải đảm bảo tính trách nhiệm, chịu trách nhiệm và có trình độ nghiệp vụ cao.
Thứ tư, các đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với sản
Nếu chất lượng tư vấn thấp thì phải bồi thường. Các chủ đầu tư khi ký kết hợp đồng với các cơ quan tư vấn cần gắn trách nhiệm vật chất với chất lượng sản phẩm thiết kế - dự toán và sản phẩm khảo sát. Thực hiện rộng rải việc đấu thầu tư vấn, lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực tốt. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tư vấn.
Rà soát lại các đơn vị tư vấn có năng lực yếu từ đó có biện pháp cụ thể hoặc xoá tên hoặc rút giấy phép hành nghề.
Thứ năm, phải có chính sách xếp hạng cho các đơn vị tư vấn. Theo đó,
quy định rõ hạng doanh nghiệp nào được làm công việc gì, tránh tình trạng các đơn vị tư vấn chỉ lo "chạy" được dự án, chỉ chú trọng về mặt số lượng mà không đảm bảo chất lượng dự án.