Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại acb đồng nai đến năm 2020 (Trang 50 - 52)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI ACB ĐỒNG NA

2.3.1.1- Môi trường vĩ mô

- Yếu tố kinh tế: Năm 2011 là năm có nhiều biến động với giá dầu thô đã vượt ngưỡng 100USD/thùng, đến tháng 5/11 giá dầu thô gần 110 USD/thùng, cao nhất trong vòng 22 năm qua, giá vàng trong năm 2011 cũng tăng mạnh, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động...ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Về lãi suất: Sự biến động của lãi suất từ thời gian đầu năm 2010 đến nay làm cho các khách hàng gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tại các ngân hàng. Đồng thời các ngân hàng e dè trong hoạt động tín dụng, nhiều ngân hàng đóng băng và hạn chế đến mức thấp nhất trong vấn đề cho vay. Lãi suất tiết kiệm cũng không nằm ngoài xu hướng đi xuống, có thời điểm các ngân hàng chạy đua huy động lên đến 18 – 19%/năm thì nay chỉ còn 14%/năm với tất cả các kỳ hạn. Điều này khiến các gói sản phẩm dù có hấp dẫn vẫn không thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Khó khăn khi sự bất thường của lãi suất kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân đặc biệt là các sản phẩm vay trung – dài hạn.

Về lạm phát: Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2011 tăng 5,89% so với năm 2010 trong khi lạ phát lên tới 18.13% không tương đồng so với chỉ tiêu Quốc hội giao từ đầu năm (GDP tăng 7% - 7.5%, lạm phát không quá 7%). Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng và phương tiện thanh toán thực tế chỉ đạt khoảng 10% - 12% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm 15% - 18% cả năm 2011 ở mức dưới 20%. Nguyên nhân lạm phát cao có yếu tố bên ngoài như giá lương thực, xăng dầu, giá vàng và tình hình lạm phát ở nhiều nước tăng cao. Tuy nhiên năm 2011 nền kinh tế Việt Nam vẫn được xem là tăng trưởng ổn định.

Bên cạnh sự tăng trưởng nền kinh tế của đất nước, kinh tế tỉnh Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng GDP ước đạt 13.32%, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, tương đương 1,789 USD/người.

Ước thực hiện giá trị sản xuất tăng thêm ngành dịch vụ là 10,268.7 tỷ đồng, tăng 14.9% so với cùng kỳ năm 2010.

Dự kiến thu hút đầu tư nước ngoài là 990 triệu USD (bao gồm đăng ký mới và dự án tăng vốn). Vốn trong nước là 15,000 tỷ đồng.

Ước thực hiện kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 9,833 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ.

Năm 2012, toàn tỉnh đặt chỉ tiêu GDP tăng trưởng là 12% - 13% so với năm 2011. GDP bình quân đầu người đạt 41.5 – 41.8 triệu đồng, tương đương 1,888 USD đến 1,902 USD/người.

Với những lợi thế của tình hình kinh tế tỉnh Đồng Nai là điều kiện thuận lợi để ACB Đồng Nai có thể cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Yếu tố chính trị - pháp luật : Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Về luật pháp: Luật tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) có hiệu lực từ đầu năm 2011 điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng và các văn bản 493/2005/QĐ-NHNN quy định về việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng… đây là những quy định rất gần với các chuẩn mực chung của quốc tế. Có thể khẳng định rằng những thay đổi về môi trường pháp lý tài chính – ngân hàng ở nước ta trong suốt thời gian qua đã có những tác động to lớn trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho sự củng cố và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam vẫn chịu sự tri phối và can thiệp nhiều của chính phủ và ngân hàng nhà nước, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải luôn quan sát và kịp thời điều chỉnh hoạt động khi có sự thay đổi của các chính sách.

đó có ACB Đồng Nai, ACB Đồng Nai phải không ngừng cải tổ hoạt động, lành mạnh hoá tình hình tài chính để đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng khi mà hệ thống luật pháp đã thiết lập một sân chơi minh bạch, bình đẳng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

- Yếu tố văn hóa - xã hội: Với dân số toàn tỉnh khoảng 2.569.133 người, chiếm 2.9% dân số cả nước. Đây là một vùng đất năng động, có nhiều yếu tố thuận lợi về vị trí đại lý phát triển kinh tế xã hội. Tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh năm 2011 khoảng 1.398.192 người, chiếm 54,4% tổng dân số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thì tiềm năng của dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn còn rất lớn.

Văn Hóa: Trình độ dân trí của người dân Việt Nam nói chung cũng như địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng chưa được nâng cao so với tầm hội nhập của nền kinh tế, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, sự nhận thức mơ hồ về hệ thống ngân hàng, đây có thể dẫn đến môi trường kinh doanh tài chính ngân hàng của ACB Đồng Nai có thể gặp nhiều rủi ro.

- Yếu tố công nghệ: Tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới rất nhanh chóng tạo điều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóng với thông lệ quốc tế, việc đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản trị điều hành và kinh doanh là một nhu cầu bức xúc. Đặc biệt đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho các dịch vụ chất lượng cao và mang lại tiện ích cho khách hàng như việc phát triển các kênh phân phối mới như: điểm giao dịch tự động (Auto bank), Ngân hàng điện tử (InternetBanking, PhoneBanking), thiết bị thanh toán thẻ (POS) tại các trung tâm thương mại, cửa hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại acb đồng nai đến năm 2020 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)