0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tình hình thu từ hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI ACB ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 32 -42 )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI ACB ĐỒNG NA

2.1.3.3- Tình hình thu từ hoạt động dịch vụ

ACB đã xây dựng được hình ảnh một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp hơn với phong cách phục vụ năng động, thái độ phục vụ khách hàng luôn được đổi mới theo hướng hiện đại và văn minh hơn, luôn hướng đến khách hàng là trọng tâm. Đặc biệt trong công tác marketing đã có một bước phát triển lớn. Bên cạnh khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các Tổng công ty, các Tập đoàn... ACB đã và đang từng bước mở rộng đến khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, thương hiệu của ACB đã từng bước đi vào công chúng Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường thế giới.

Để góp phần vào việc quyết tâm thực hiên chiến lược kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ACB, ACB Đồng Nai đã quán triệt thực hiện những chính sách từ ngân hàng mẹ như việc giới thiệu, quảng bá dịch vụ sản phẩm mới, chính sách khuyến mại đối với khách hàng sử dụng dịch vụ từ đó mang lại kết quả rất khả quan. Thu dịch vụ ròng từ hoạt động dịch vụ năm 2011 đạt 10,699 triệu đồng, tăng trưởng 45,44% so với năm 2010 chiếm tỷ trọng 36.4% trong tổng thu dịch vụ ròng của ngân hàng.

Bảng số 2.4: Tình hình thu dịch vụ của ACB Đồng Nai

Đvt: Triệu đồng Loại dịch vụ Năm 2009 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thu dịch vụ Thu dịch vụ % tăng so với năm trước Thu dịch vụ % tăng so với năm trước

1. Thanh toán trong nước

920 1,890 105.43% 3,580 89.42% 2. Thanh toán quốc tế 856 1,256 46.73% 1,546 23.09% 2. Thanh toán quốc tế 856 1,256 46.73% 1,546 23.09%

3. Bảo lãnh 209 356 70.33% 510 43.26%

4. Kinh doanh ngoại tệ 962 2,922 203.74% 3,878 15.61%

5. Dịch vụ thẻ ATM 46 65 41.3% 127 95.38%

6. Dịch vụ khác 573 867 42.31% 1,058 69.64%

TỔNG CỘNG 3,566 7,356 106.28% 10,699 45.44%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng ACB Đồng Nai năm 2009 - 2011)

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ hơn 128 triệu USD và các loại ngoại tệ khác tương đương, lợi nhuận thu về đạt 3,878 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 956 triệu đồng. Trong năm 2011 tình hình tỷ giá ngoại tệ biến động phức tạp, ACB Đồng Nai đã thu mua ngoại tệ của khách hàng với giá cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Chủ yếu ACB Đồng Nai mua của các công ty xuất khẩu gỗ, nông sản và lượng kiều hối khách hàng giao dịch phần lớn qua Western Union.

- Hoạt động bảo lãnh: phí bảo lãnh năm 2011 thu được là 510 triệu đồng, tăng 43% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 5.26% trong tổng thu dịch vụ. Nguyên nhân phí dịch vụ bảo lãnh tăng cao trong năm 2011 là do ACB đã mở rộng thêm các hình thức bảo lãnh mới như: xác nhận cung cấp tín dụng, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh nhận tiền ứng trước, hỗ trợ tài chính cho nhà phân phối, chuỗi cung ứng…. Hơn hết các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp trên địa bàn tỉnh đều có quan hệ tín dụng với ACB Đồng Nai nên chi nhánh đã thu được nhiều phí dịch vụ như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh phát hành….

- Hoạt động kinh doanh thẻ: Tổng số máy ATM đã trang bị đến thời điểm 2011 chỉ có 09 máy hoạt động 24/24, tần suất giao dịch bình quân là 9000 giao dịch/máy/tháng. Đến cuối năm 2011 hoạt động kinh doanh thẻ mang lại nguồn thu là 127 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2010 là 95.38%. Tổng số thẻ phát hành tính đến cuối năm 2011 là 7,089 thẻ. Khách hàng sử dụng thẻ là người có thu nhập trung bình, hầu hết là đối tượng cán bộ công nhân viên, sinh viên và một số khách hàng vãng lai. Ngoài việc sử dụng thanh toán qua ATM của ACB Đồng Nai, khách hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ thẻ qua máy ATM của Ngân hàng khác trong liên minh thẻ.

- Dịch vụ thanh toán hóa đơn tại ACB Đồng Nai chưa nhận được sự ủng hộ từ các nhà cung cấp các dịch vụ trong tỉnh như điện, nước, viễn thông mặc dù ACB Đồng Nai đã triển khai tiếp cận khách hàng giới thiệu tiện ích dịch vụ để khách hàng sử dụng. Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp này chưa hơp tác với ACB Đồng Nai do đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện với các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn, đồng thời mạng lưới của ACB Đồng Nai chưa đáp ứng được việc thu tiền đến từng xã, huyện trong toàn tỉnh.

2.2-Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ACB Đồng Nai 2.2.1 Hoạt động huy động vốn tại ACB Đồng Nai từ năm 2009 đến 2011

Bảng 2.5:Tình hình số dư huy động vốn của ACB Đồng Nai

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư huy động Số dư huy động % tăng so với năm trước Số dư huy động % tăng so với năm trước Số dư nguồn vốn huy động 1,930,111 2,168,370 12.34% 3,207,244 47.91%

- Nguồn vốn HĐ ngắn hạn 1,582,243 1,799,747 13.74% 2,791,048 55.08%

- Nguồn vốn HĐ trung, dài hạn 270,289 286,145 5.86% 305,778 6.86%

- Nguồn vốn HĐ không kỳ hạn 77,579 82,478 6.31% 110,418 33.88%

1. Nguồn vốn huy động từ dân cư 1,601,992 1,756,379 9.64% 2,726,157 55.21%

Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư 83% 81% 85%

2. Nguồn huy động từ các DNVVN 212,312 260,204 22.56% 320,724 23.26%

Tỷ trọng huy động từ các DNVVN 11% 12% 10%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng ACB Đồng Nai năm 2009 – 2011)

Năm 2011, kế hoạch ACB đã giao cho ACB Đồng Nai về huy động vốn là 2,900 tỷ đồng, ACB Đồng Nai thực hiện 3,207 tỷ đồng; đạt 110.58% so với kế hoạch, vượt 47.91% so với năm 2010, trong đó huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 85% trong tổng nguồn vốn huy động. Số dư nguồn vốn huy động tăng cao vào cuối năm 2011 do nhu cầu thanh toán của khách hàng, đồng thời để đạt được điều này có sự nỗ lực rất lớn từ đội ngũ nhân viên trong việc chủ động tiếp cận các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên, trong năm qua báo đài cũng như sự tiếp thị bằng lãi suất khủng và các hình thức quà tặng khác từ các

tổ chức tín dụng khác cũng tạo nên tâm lý lựa chọn cho khách hàng khi gửi tiền, kể cả các khách hàng đã từng gửi tiền tại ACB Đồng Nai. Điều này dự báo nguồn vốn huy động vào quý 1/2012 sẽ giảm đáng kể. Đối với ACB Đồng Nai, công tác huy động vốn từ dân cư đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của ACB Đồng Nai (chiếm tỷ trong từ 80%-85%). Theo số liệu thống kê đến thời điểm ngày 31/12/2011 có 7,548 khách hàng là cá nhân và 1014 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thanh toán tại ACB Đồng Nai. Lượng khách hàng này đã mang lại cho ACB Đồng Nai khoản huy động vốn 3,207 tỷ đồng vào năm 2011. 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 T riệu đ ồn g Tổng nguồn vốn huy động Huy động vốn từ dân cư Huy động từ các DN NVV

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng ACB Đồng Nai 2009 – 2011)

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của ACB Đồng Nai

Năm 2009, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 83% trong tổng số dư nguồn vốn huy động; năm 2011 nguồn vốn huy động từ dân cư cũng chiếm 85% trong tổng số dư nguồn vốn huy động. Xét về mặt tỷ lệ huy động vốn từ dân cư so với tổng nguồn vốn huy động không có sự biến đổi đáng kể, nhưng xét về lượng thì có sự gia tăng đáng kể: Năm 2009 huy động vốn từ dân cư là 1,601,992 triệu đồng, năm 2011 huy động vốn từ dân cư là 2,726,157 triệu đồng, tăng 70.17% so với năm 2009. N guồn tiết kiệm từ dân cư cho thấy đây là nguồn vốn an toàn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ACB Đồng Nai vì đây là nguồn tích luỹ tiết kiệm từ các hộ dân cư dùng để phục vụ cho mục đích lâu dài.

Qua phân tích huy động vốn theo thành phần kinh tế của ACB Đồng Nai thời gian từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh tập trung ở tầng lớp dân cư là chủ yếu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là đối tượng khách hàng thuộc chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với dịch vụ huy động vốn. Điều này thể hiện tiềm năng phát triển dịch vụ huy động vốn ở ACB Đồng Nai .

Theo kết quả điều tra của tác giả, trong 100 phiếu thăm dò các khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ của ACB Đồng Nai thì có 53 khách hàng (53%) sử dụng tiền tiết kiệm. Tỷ lệ này nói lên sự quan tâm của khách hàng cá nhân đến loại hình dịch vụ này.

Đi sâu vào phân tích các loại kỳ hạn của hình thức huy động vốn, chúng ta thấy rằng chủ yếu nguồn vốn huy động được là nguồn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn, còn vốn huy động dài hạn chiếm tỷ trọng ít. Theo kết quả điều tra của tác giả, với câu hỏi: “Đối với tiền gửi, anh/chị thường gửi với loại kỳ hạn nào?”, kết quả thu được là: gửi không kỳ hạn: 24/100 phiếu chiếm tỷ lệ 24%; gửi ngắn hạn 64 phiếu chiếm tỷ lệ 64%; gửi trung dài hạn 15 phiếu chiếm tỷ lệ 15%. Tìm hiểu lý do vì sao nhiều khách hàng chọn kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn và không kỳ hạn, tác giả thấy rằng khách hàng chọn loại kỳ hạn này vì lãi suất cao, mong muốn chủ động rút tiền trong quá trình gửi, khách hàng có thể điều chỉnh được các hình thức đầu tư có lợi nhất, có thể rút tiền ra đầu tư và tiêu dùng khi có điều kiện thuận lợi.

Trong năm 2011, tình hình kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn do tình hình lạm phát và giá cả diễn biến phức tạp. Để sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm hãm và giảm tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ – CP về thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát , ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô, đồng thời quy định mức lãi suất trần huy động theo thông tư số 02/2011/TT- NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất huy động VNĐ không được vượt quá 14%/năm, tuy nhiên các ngân hàng vẫn chạy đua nhau lãi suất huy động từ 18% - 20%/ năm, (đến ngày 07/09/2011 chỉ thị 02 khống chế trần lãi suất huy động

VNĐ, USD, trong đó VNĐ huy động không được vượt quá 14%/năm) với mức lãi suất này các Ngân hàng chỉ chấp thuận cho các kỳ hạn ngắn hạn đã làm cho tâm lý người gửi không muốn gửi kỳ hạn dài. Vì vậy nguồn vốn trung dài hạn chuyển dần sang nguồn vốn ngắn hạn, các kỳ hạn ưa chuộng là kỳ hạn từ 01 đến 03 tháng.

Năm 2011, tốc độ tăng huy động vốn của ACB Đồng Nai đều cao hơn so với tốc độ tăng huy động vốn bình quân của các NHTM trong toàn tỉnh là 30%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động của ACB Đồng Nai chỉ đạt mức trung bình so với tốc độ tăng trưởng huy động các NHTM khác trong toàn tỉnh điều này cho thấy thị phần của ACB Đồng Nai đang bị chia sẻ cùng các ngân hàng khác. Vì thế trong thời gian tới cần có chính sách huy động phù hợp với tình hình thực tế.

3,207,2442,168,370 2,168,370 1,930,111 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tr

iệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng ACB Đồng Nai năm 2009 - 2011)

Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ACB Đồng Nai 2.2.2-Hoạt động tín dụng

Về hoạt động tín dụng của ACB Đồng Nai: Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng mang lại khoảng 70% lợi nhuận cho ACB Đồng Nai hàng năm. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng vay thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn…Doanh số cho vay không ngừng gia tăng trong khi có sự cạnh tranh khác trên địa bàn ngày càng gay gắt. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay của ACB Đồng Nai đạt 2,134 tỷ đồng cao hơn năm 2010 là 2,091 tỷ đồng nhưng xét về lượng thì sự gia tăng không đáng kể. Nguyên nhân do tín dụng tại ACB Đồng Nai hiện nay đang tập trung vào

một số khách hàng lớn, các tập đoàn này thường có thói quen thanh lý hợp đồng tín dụng vào thời điểm cuối năm dẫn đến dư nợ sụt giảm. Đây là hiện tượng tại thời điểm nên không phải là yếu tố bất lợi cho ACB Đồng Nai.

Bảng số 2.6: Tình hình dư nợ cho vay của ACB Đồng Nai

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ Dư nợ % tăng so với năm trước Dư nợ % tăng so với năm trước

Tổng dư nợ cho vay 918,628 2,091,637 127.7% 2,134,716 2.06%

1. Dư nợ cho vay các DN VVN

495,596 945,782 90.84% 1,149,639 21.55%

1.1-Dư nợ cho vay trung, dài hạn

165,534 289,807 75.07% 394,570 36.15%

1.2-Dư nợ cho vay ngắn hạn

330,062 656,695 98.96% 754,889 14.95%

2. Dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình

212,202 435,426 105.2% 485,876 11.58%

2.1-Dư nợ cho vay trung, dài hạn

141,182 200,112 41.74% 220,123 10%

2.2-Dư nợ cho vay ngắn hạn

71,020 235,214 231.19% 265,753 12.98%

3. Tổng dư nợ cho vay DN VVN, cá nhân

707,798 1,381,208 95.14% 1,635,515 18.41%

Tỷ trọng dư nợ cho vay DN VVN, cá nhân

77% 66% 76.61%

4. Nợ quá hạn 4,358 3,434 (21.2%) 8,917 159.67%

Hiện tại toàn tỉnh Đồng Nai có 48 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đang hoạt động. Trong đó, dư nợ tín dụng tại ACB Đồng Nai chiếm tỷ trọng 3.82% trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây là con số khá thấp so với các ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank do các ngân hàng này hoạt động trên địa bàn đã lâu năm, có lượng khác hàng lớn và luôn chiếm thị phần cao trong những năm qua. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng tại ACB Đồng Nai so với các ngân hàng TMCP khác như Sacombank, Eximbank, Techcombank, và gần đây nhất là SHB Đồng Nai thì ACB Đồng Nai vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với các ngân hàng này. Đây là ưu thế để ACB Đồng Nai để phát triển trong những năm tới.

Tỷ trọng cho vay cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng dân cư của ACB Đồng Nai hàng năm luôn chiếm từ 66% đến 77% trong tổng dư nợ cho vay của ACB Đồng Nai; tỷ lệ nợ quá hạn đến cuối năm 2011 khoảng 0.4%, năm 2010 là 0.164%. Nguyên nhân nợ quá hạn gia tăng cao hơn năm 2010 là do mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ dẫn đến tình trạng khó khăn trong kinh doanh của một số cá nhân hộ gia đình và các doanh nghiệp đến tình trạng nợ quá hạn tăng. Đây là dấu hiệu cảnh báo để ACB Đồng Nai sớm có biện pháp khắc phục và rút kinh nghiệm vào những năm sau.

Dư nợ DNVVN, cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay cho thấy tiềm năng về nguồn vốn để phát triển các đối tượng này. Việc đẩy mạnh dư nợ cho vay bán lẻ đã đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng tại ACB Đồng Nai, tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng và đây là nguồn thu nhập ổn định. Bởi lẽ các đối tượng cá nhân khi luôn có nhu cầu vay tiền hầu như nhu cầu vay tiền là phục vụ cho đời sống, phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu, do đó ngân hàng có thể khai thác triệt để đặc điểm này.

Trong thời điểm năm 2011 thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, và Ngân hàng nhà nước, ACB đã giới hạn tín dung đến từng chi nhánh, chính vì thế ACB Đồng Nai cũng bị khống chế tín dụng, ACB Đồng Nai đã thực hiện hạn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI ACB ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 32 -42 )

×