Các biện pháp nâng cao chất lượng nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 93 - 95)

b, Tài nguyên nước mặt

4.5.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng nước

Vấn đề của nước mặt gặp phải chủ yếu ở đây là độ mặn và ô nhiễm hóa học ở một số điểm nghiên cứụ Vì vậy, để cải tạo độ mặn trong nước chúng ta có thể sử dụng cách bổ sung nhiều nước ngọt và hạn chế tới mức tối đa sự xâm thực của nước mặn tới nước ở đây:

- Tăng cường kiên cố hóa kênh mương, nhằm tránh thất thoát nước khi tưới, và nhằm bổ sung nước ngọt và tháo nước mặn một cách chủ động nhất.

- Có kế hoạch trữ nước vào mùa mưa lũ. Khi mùa khô đến, nơi đây sẽ trở thành điểm cung cấp nước ngọt để phục vụ sản xuất.

- Nơi bị nhiễm mặn nặng cần tiến hành quy hoạch đào ao, đầm NTTS một cách đồng bộ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 86

- Sử dụng những giống cây chịu mặn để thích nghi với điều kiện mặn hóa của nguồn nước.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nước nuôi trồng thủy sản chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sử dụng thức ăn nuôi một cách hợp lý, hiệu quả. Thường xuyên phải kiểm tra số lượng con giống trong ao ương để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh việc dư thừa thức ăn. Nên cho tôm cua ăn theo giờ định sẵn để tập tính ăn cho chúng.

- Hàng năm cần có kế hoạch nạo vét bùn đáy phù hợp, hiệu quả, chỉ giữ lại lớp bùn đáy có độ sâu 20 - 25cm. Tránh tình trạng để lượng bùn đáy quá nhiều trong các đầm/ao tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí hoạt động sinh ra các khí độc như H2S, NH3 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống của tôm, cuạ Lượng bùn sau khi được vét khỏi đầm không nên dùng để đắp bờ đầm/ao, vì khi gặp trời mưa chúng theo nước mưa chảy xuống đầm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)