Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 93)

b, Tài nguyên nước mặt

4.5.1 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đất.

* Biện pháp thủy lợi:

- Cần tiến hành xây dựng các hệ thống kênh, mương tưới để rửa mặn và hệ thống tiêu để tiêu mặn trên mặt và nước ngầm.

- Cần chủ động động cung cấp nước tưới cho các LUT chuyên lúa và NTTS NN, đặc biệt là trong mùa khô.

- Tiến hành quy hoạch ao đầm NTTS NM một cách đồng bộ, hạn chế sự nhiễm mặn đất.

* Biện pháp phân bón:

- Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất mặn ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng, phân hữu cơ dần dần cải thiện kết cấu đất. Nên chú ý trồng cây phân xanh phát triển tốt trên đất mặn như bèo dâu, điền thanh hạt tròn...

- Ưu tiên sử dụng các loại phân amon để bón trên đất mặn có một mặt có thể giảm mất đạm do rửa trôi NO3-, mặt khác, trên đất mặn quá trình nitrat thường diễn ra chậm.

- Bổ sung phân kali cho đất LUT chuyên lúa, chuyên cói: trong quá trình canh tác, nhu cầu bón đạm tăng lên thì nhu cầu bón kali cũng tăng theo, do đó phải chú ý bón phân cân đối, bổ sung phân kali cho đất để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. Không bón quá nhiều kali cho đất, cây trồng không sử dụng hết gây lãng phí, hoặc làm mặn hóa đất. Có nhiều cách để làm tăng hàm lượng kali cho đất nhưng biện pháp đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất vẫn là việc bón phân hóa học có thành phân kali cao cho đất. Các loại phân hóa học có thể sử dụng để làm tăng hàm lượng kali cho đất có thể liệt kê

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 85

bao gồm: KCl, K2SO4, NPK, …Ngoài ra chúng có thể bổ sung thêm phân hữu cơ có hàm lượng kali cao cho đất. Bón thêm tro bếp để tăng hàm lượng hữu cơ cho đất.

* Biện pháp canh tác:

Đối với LUT chuyên lúa và chuyên cói:

+ Hạn chế quá trình tích lũy hay bốc mặn trong đất vào mùa khô, có thể áp dụng biện pháp làm dầm.

+ Trong mùa mưa nên thường xuyên duy trì lớp nước trên mặt ruộng. *Quai đê lấn biển, ngăn mặn toàn phần:

Đây là biện pháp thường gặp ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi có mật độ dân cư đông, thiên tai bão lụt nhiều, những con đê nhỏ không chống chọi được với sóng gió mỗi mùa bão lụt, bắt buộc con người khi muốn khai thác vùng đất ven biển này phải xây dựng các con đê lớn và dàị Song song với đê là dòng mương lớn tương ứng, ngăn chặn mặn xâm nhập vào đồng ruộng nội đê. Ở vùng đất này, trồng cây chịu mặn cao (vào thời gian đầu) như cói, sau đó là lúa (giống chịu mặn) sau đó là các giống năng suất cao hơn, chịu mặn kém hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)