b, Tài nguyên nước mặt
4.2.3 Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước mặn.
Nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh và cũng là một ngành kinh tế quan trọng của huyện Kim Sơn nói chung và vùng bãi bồi nói riêng. Quá trình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành từ những năm 1980 trước khi bắt đầu xây dựng đê BM2. Từ năm 1996 đến năm 2005, 2006 do lợi nhuận từ việc nuôi trồng thuỷ sản mang lại khá lớn, ngành nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được đẩy mạnh. Nếu như trước đây nuôi trồng thuỷ sản khá manh mún
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 50
thì hiện nay đã mang tính đại trà. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ hải sản tăng lên hàng năm. Số liệu điều tra và thống kê từ năm 1995 ÷ 2002 cho thấy bình quân hàng năm diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản nước mặn tăng khoảng 5 ÷ 10%. Diện tích tăng mạnh nhất là năm 2001 (tăng 474ha) so với năm 2000 với tốc độ tăng trên 60%. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu trong khu vực từ đê BM1 đến đê BM3 (vùng I, II). Tính đến cuối năm 2011, diện tích đất nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi Kim Sơn 2.170,67hạ
Bảng 4.4 Biến động đất nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2000 - 2011
Đơn vị tính: ha Năm Đơn vị 2000 2005 2010 2011 Kim Đông 62,89 476,31 433,47 431,72 Kim Trung 90,25 313,13 258,38 258,38 Kim Hải 38,13 166,69 258,48 258,48 Kim Tiến 70,91 151,05 243,38 243,38
UBND huyện quản lý 788,43 1.031 978,71 978,71
Cộng 1050,61 1107,18 2172,42 2170,67
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 2011
Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi tôm chiếm trên 90%, còn lại là cua biển và các dạng thủy hải sản khác. Khi làm đầm nuôi tôm cua các hộ đã chặt phá hết các cây ngập mặn, đào mặt đầm xuống khoảng 0,3- 0,5m, hậu quả là gây suy thoái môi trường vì các đầm có diện tích rộng khó làm vệ sinh đầm, nước trong đầm ít được thay đổi nên dễ gây các mầm bệnh cho tôm cuạ