b, Tài nguyên nước mặt
4.2.1 Loại hình sử dụng đất chuyên lúa
Tuy không phải là cây trồng có khả năng chịu mặn tốt nhất, song với những đặc tính như khả năng chịu được ngập úng và thông khí kém ở vùng rễ, cây lúa phát triển tốt trên đất trũng, đòi hỏi một lớp nước trên mặt ruộng suốt thời kỳ sinh trưởng, giúp cho việc rửa và pha loãng muối nhờ đó mà hạ thấp độ mặn vùng rễ [16].
Bảng 4.3 Biến động đất trồng lúa thời kỳ 2000 - 2011
Đơn vị tính: ha Năm Đơn vị 2000 2005 2010 2011 Cồn Thoi 361,23 355,77 355,09 355,09 Bình Minh 552,93 461,50 430,25 374,96 Kim Đông 286,43 0 0 0
UBND huyện quản lý 183,05 0 0 0
Cộng 1383,64 817,27 785,34 730,05
Nguồn: Tổng hợp từ các cơ sở điều tra
Tổng diện tích đất trồng lúa vùng nghiên cứu năm 2011 là 730,05ha giảm 470,54ha so với năm 2000, trong đó từ năm 2000 đến 2005 diện tích này giảm 566,37ha, từ 1383,64ha xuống còn 817,27hạ Do toàn bộ diện tích đất trồng lúa khu vực xã Kim Đông được chuyển sang mục đích nuôi trồng thủy sản và phi nông nghiệp. Đây là xu thế phù hợp với quy luật cung cầu khi tôm lên ngôi do nhu cầu của thị trường tiêu thụ lớn. Diện tích trồng lúa hiện nay tập trung chủ yếu tập trung ở xã Cồn Thoi (355,09ha) và thị trấn Bình Minh (374,96ha), với kiểu sử dụng đất chính là lúa xuân - lúa mùa, một phần nhỏ diện tích đất trồng lúa được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Phương thức chuyên canh lúa 2 vụ/năm ngày càng được định hình rõ, sự lựa chọn những giống phù hợp với chất lượng thổ nhưỡng đã tạo cho năng suất lúa vùng bãi bồi khá ổn định.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49