BM03 CT01 CT02 CT03 BM01 BM02 BM04 BM05 BM06 CT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 90)

b, Tài nguyên nước mặt

BM03 CT01 CT02 CT03 BM01 BM02 BM04 BM05 BM06 CT

Chỉ tiêu

Đơn vị LUT chuyên lúa LUT chuyên cói LUT NTTS NN

QCVN 08:2008 08:2008 cột B1 QCVN 38: 2011 QCVN 39: 2011 pH 7,10 7,31 7,27 7,12 7,34 7,24 7,21 7,14 7,17 7,16 5,5 - 9 6,5 - 8,5 5,5 - 9 BOD5 mg/l 7,62 8,01 7,48 6,95 6,88 7,98 6,31 8,66 8,05 7,78 15 - - NO3- (tính theo N) mg/l 0,35 1,06 0,4 0,4 0,35 0,31 0,20 3,61 4,15 3,78 10 - - NH4+ (tính theo N) mg/l 0,86 0,10 0,11 1,03 1,03 0,23 0,37 0,33 0,26 0,30 0,5 1 - PO43- (tính theo P) mg/l 0,01 0,43 0,38 0,04 0,06 0,23 0,04 0,05 0,47 0,09 0,3 - - EC mS/cm 2,78 4,53 2,91 3,50 4,03 3,52 2,91 1,81 1,56 1,65 - - TSMT g/l 1,39 1,73 1,04 1,12 1,53 1,12 1,44 0,67 0,61 0,62 - - Cl- g/l 0,46 0,68 0,57 0,52 0,73 0,51 0,48 0,27 0,23 0,24 0,60 0,35 SO42- g/l 0,07 0,09 0,08 0,09 0,12 0,09 0,07 0,05 0,04 0,05 - - 0,6 Ca2+ g/l 0,04 0,05 0,04 0,03 0,05 0,06 0,05 0,04 0,05 0,04 - - - Mg2+ g/l 0,05 0,04 0,05 0,04 0,05 0,05 0,04 0,05 0,04 0,04 - - - Na+ g/l 0,18 0,36 0,21 0,23 0,31 0,23 0,19 0,14 0,13 0,13 - - - K+ g/l 0,02 0,03 0,02 0,04 0,04 0,02 0,03 0,03 0,04 0,03 - - - SAR 5,52 9,14 5,18 6,41 7,36 5,27 4,82 3,46 3,30 3,45 - ≤ 18 9

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 74

Bảng 4.12 Một số tính chất nước mặt của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2.

Mùa mưa Mùa khô

KĐ01 KĐ02 KĐ03 RĐ01 RĐ02 RV01 RNM KĐ01 KĐ02 KĐ03 RĐ01 RĐ02 RV01 RNM Chỉ tiêu Đơn vị NTTS NM RNM NTTS NM RNM QCVN 10: 2008 TT45/2010 /TT- BNNPTNT pH 7,76 7,79 7,49 7,26 7,16 7,51 7,18 7,28 7,29 7,03 7,21 7,13 7,1 7,14 6,5 - 8,5 7 – 9 BOD5 mg/l 7,63 7,22 7,24 7,37 7,05 6,66 6,88 7,23 8,08 8,83 5,47 6,84 6,80 6,67 - 30 NO3-(tính theo N) mg/l 0,25 0,77 0,78 0,58 0,65 0,78 0,81 0,6 0,74 2,29 0,57 0,96 1,95 1,34 - - NH4+(tính theo N) mg/l 0,15 0,23 0,52 0,26 0,32 0,37 0,33 0,5 0,36 0,66 0,12 0,02 0,27 0,23 0,1 ** - PO43-(tính theo P) mg/l 0,04 0,06 0,05 0,07 0,07 0,07 0,07 0,05 0,04 0,03 0,05 0,04 0,04 0,04 - - EC mS/cm 21,8 22 16,7 8,13 7,69 16,01 14 37,9 39,3 36,7 38,1 34,4 35,5 41,4 - - TSMT g/l 5,94 6,23 5,11 3,52 3,33 6,34 6,29 15,2 15,96 14,26 14,97 13,49 14,02 16,6 - 5 – 35 Cl- g/l 2,33 2,53 1,57 1,64 1,57 2,63 2,58 7,6 8,01 7,77 7,81 6,92 7,6 8,03 - - SO42- g/l 0,46 0,48 0,39 0,42 0,39 0,51 0,5 1,17 1,23 1,1 1,15 1,04 1,08 1,27 - - Ca2+ g/l 0,08 0,08 0,07 0,11 0,09 0,09 0,08 0,2 0,21 0,19 0,2 0,18 0,19 0,22 - - Mg2+ g/l 0,1 0,11 0,09 0,25 0,24 0,25 0,24 0,27 0,28 0,25 0,26 0,24 0,25 0,29 - - K+ g/l 0,06 0,06 0,05 0,1 0,09 0,29 0,32 3,12 3,28 2,93 3,08 2,77 2,88 3,41 - - Na+ g/l 1,22 1,28 1,05 1,59 1,51 1,72 1,63 0,14 0,15 0,14 0,14 0,13 0,13 0,16 - - SAR 21,3 21,6 19,4 19 18,8 20,94 20,4 33,55 34,57 32,61 33,41 31,71 35,16 31,8 - -

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 75

Ghi chú:

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08: 2008 về chất lượng nước mặt dùng cho thủy lợi cột B1.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10: 2008 về chất lượng nước biển ven bờ: **: NH4+ ≤ 0,1mg/l: áp dụng cho nước biển ven bờ dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản; NH4+ ≤ 0,5mg/l: áp dụng cho chất lượng nước biển ven bờ.

- QCVN 38- 2011 BTNMT về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.

- QCVN 39 – 2011 BTNMT về chất lượng nước dùng cho tưới tiêụ - TT 45/2010/TT – BNNPTNT quy định về điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- (-): Tiêu chuẩn không quy định rõ.

Khảo sát biến động pH giữa hai mùa nghiên cứu thì thấy pH nước mùa mưa cao hơn mùa khô trong tất cả các mẫu nghiên cứu, do mật độ rong, tảo và thực vật phù du trong các thủy vực lớn hơn vào mùa mưa, do đó quá trình quang hợp của chúng sử dụng nhiều CO2 đã làm tăng pH của nước.

Nhu cầu oxy sinh học (BOD5): biểu thị mức độ tiêu thụ oxy của sinh vật phù du và vi khuẩn trong nước, chỉ số BOD5 càng cao thì mức độ phong phú về mặt dinh dưỡng và mật độ vi sinh vật trong nước càng caọ Kết quả nghiên cứu cho thấy nước trong các LUT NTTS có giá trị cao hơn so với nước trong các thủy vực của các LUT khác, trong đó LUT NTTS NN có BOD5 đạt trung bình 7,47mg/l, LUT NTTS NM có giá trị BOD5 trung bình 7,36mg/l, do hàm lượng chất hữu cơ trong ao nhiều hơn, mật độ vi sinh vật trong nước của các LUT NTTS cao hơn so với các LUT khác. So với QCVN 08: 2008 về chất lượng nước mặt dùng cho thủy lợi, và chất lượng nước biển ven bờ dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, BOD5 trong tất cả các mẫu nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép (BOD5: 5,13 ÷ 8,66mg/l).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 76

Kết quả nghiên cứu BOD5 thấp, chứng tỏ mức độ phong phú của chất hữu cơ và mật độ vi sinh vật thấp trong các ao nuôi thủy sản, mật độ vi sinh vật thấp khiến oxy hòa tan trong ao cao, ít biến động, đây là điều kiện rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản đặc biệt là trong nuôi tôm sú. Trong các ao nuôi thủy sản BOD5 có xu hướng tăng theo thời gian do lượng thức ăn đưa vào trong ao bị dư thừa và xác chết của các sinh vật trong aọ

Amoni và nitrat trong nước:

Hàm lượng NH4 +

: phân tích chỉ tiêu NH4+ trong nước tưới hay trong nước ruộng có ý nghĩa trong việc đánh giá dinh dưỡng của nước tưới cũng như giúp cho việc xem xét mức độ rửa trôi NH4+ trên đồng ruộng khi bón phân đạm vào đất. Số liệu trong bảng 4.10, 4.11 và 4.12 cho thấy nước mặt khu vực vùng bãi bồi Kim Sơn có dấu hiệu phú dưỡng NH4+ trong nước mặt trong một số mẫu của loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước mặn. So sánh với QCVN 10: 2008 về chất lượng nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thủy sản, hàm lượng NH4+ trong nước mặt đều vượt ngưỡng giới hạn từ 1,5 ÷ 5,2 lần vào mùa mưa, từ 3,6 ÷ 6,6 lần vào mùa khô. Hàm lượng NH4+ trong nước mặt của LUT NTTS NN đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN 08: 2008 cột B1 về chất lượng nước thủy lợi và QCVN 38 – 2011.

Hàm lượng NO3-: trong tất cả các mẫu nghiên cứu NO3- biến động từ 0,20 ÷ 4,15mg/l. Đối chiếu với mức cho phép của các tiêu chuẩn QCVN08: 2008 về chất lượng nước mặt dùng cho thủy lợi (NO3- ≤ 10mg/l), và hàm lượng thích hợp của NO3- trong các ao nuôi thủy sản nước ngọt (NO3-: 0,1 ÷ 10mg/l), hàm lượng NO3- đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng NO3- trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô cao hơn từ mùa mưa từ 3 ÷ 11 lần, có lẽ do tình trạng khử mạnh dẫn đến lượng N trong nước chủ yếu tồn tại dạng NH4+, một phần khác bị phản nitrat hóa thành N2 bay hơi trong mùa mưạ Vào mùa khô, hàm lượng nitrat trong nước vượt quá ngưỡng hấp thụ của thực vật nên được tích lũy nhiều trong nước.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 77

Hàm lượng lân dễ tiêu: về mặt cung cấp dinh dưỡng lân dễ tiêu ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật thủy sinh. Tuy vậy, hàm lượng lân dễ tiêu hòa tan trong nước nhiều lại liên quan đến hiện tượng phú dưỡng. Số liệu trong bảng 4.10, 4.11 và 4.12 cho thấy nước mặt khu vực bãi bồi Kim Sơn không bị phú dưỡng lân, lân hòa tan trong nước biến động từ 0,04 ÷ 0,10% trong mùa mưạ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lân hòa tan trong nước có hiện tượng phú dưỡng vào mùa khô, vượt ngưỡng cho phép từ 1,26 ÷ 1,56 lần (mẫu CT01, CT02 và BM06), các mẫu còn lại có hàm lượng lân hòa tan biến động từ 0,01 ÷ 0,23%, có xu hướng cao hơn vào mùa khô, điều này cũng phù hợp với quy luật do sự tích lũy chất hữu cơ trong các thủy vực.

Độ mặn: Nồng độ muối của nước là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong trồng lúa nói riêng. Diễn biến nồng độ muối trong nước phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết, sẽ giảm dần khi có mưa hoặc khi được bổ sung nguồn nước ngọt từ các đợt xả của hồ thủy điện. Khảo sát độ mặn trong vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn cho thấy độ mặn trong nước mặt thay đổi rất khác nhau phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nước biển tới các thủy vực trên địa bàn vùng bãi bồị

Độ dẫn điện và tổng số muối tan:

+ LUT chuyên lúa: xác định độ mặn của nước trong mùa mưa cho thấy EC biến động từ 0,53 ÷ 0,83mS/cm, và có xu hướng tăng cao vào mùa khô với EC trung bình đạt 3,43mS/cm, biến động từ 2,78 ÷ 4,53mS/cm, TSMT: 1,04 ÷ 1,73g/l. Với độ mặn như trên không phù hợp với sinh trưởng và phát triển cho lúạ Riêng xã Cồn Thoi, vụ xuân năm 2010 do nồng độ muối trong nước cao nên không thể mở cống lấy nước từ sông Đáy đã làm cho diện tích bị hại là 211ha, trong đó diện tích lúa mất trắng và diện tích lúa chết từ 50 ÷ 70% là 31,27hạ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 78 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 B M 0 3 C T 0 1 C T 0 2 C T 0 3 B M 0 1 B M 0 2 B M 0 4 B M 0 5 B M 0 6 C T 0 4 K Đ 0 1 K Đ 0 2 K Đ 0 3 R Đ 0 1 R Đ 0 2 R V 0 1 R N M

Chuyên lúa Chuyên cói NTTS NN NTTS NM RNMLoại hình sử dụng đất

T n g s m u i ta n Mùa mưa Mùa khô

Hình 4.7. Biến động TSMT trong hệ thống các thủy vực vùng bãi bồi Kim Sơn.

+ Độ mặn xác định được trong nước của loại hình sử dụng đất chuyên cói mùa mưa biến động khá rộng, EC biến động từ 0,59 ÷ 1,17mS/cm, TSMT: 0,16 ÷ 0,37g/l, trong đó có 2 mẫu (BM01 và BM 02) thích hợp dùng làm nước tưới cho cả những vùng đất có hệ thống tưới tiêu tốt. Vào mùa khô, độ mặn trong nước tăng cao (EC: 2,91 ÷ 4,03mS/cm, TSMT: 1,12 ÷ 1,53mS/cm), độ mặn trong nước cao có thể thích hợp với cây cói, song không nên dùng làm nước tưới vì nước có nguy cơ làm mặn hóa đất.

Vào mùa khô, mực nước ở các sông, kênh đều rất thấp, tạo điều kiện chuẩn bị cho thời kỳ đổ ải vụ lúa xuân, nước thủy triều có thể lấn sâu vào nội đồng làm cho độ mặn trong nước tăng caọ Một nguyên nhân nữa là do nước thủy triều theo các cống tràn vào trong hệ thống sông nội đồng khi mở cống cho tàu thuyền đi lạị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 79

+ Độ mặn trong các LUT NTTS NN chủ yếu sử dụng nước ngọt nên độ mặn trong nước rất thấp vào mùa mưa, EC trung bình mùa mưa chỉ có 0,48mS/cm, TSMT trung bình 0,16g/l. Sang mùa khô, do ảnh hưởng của nguồn nước bị nhiễm mặn nên độ mặn của nước cũng tăng lên (EC: 1,56 ÷ 1,81mS/cm, TSMT: 0,61 ÷ 0,67g/l), tuy nhiên độ mặn này vẫn nằm trong giới hạn thích hợp với các LUT NTTS nước ngọt mà Boyd (1998) đề nghị ( TSMT: 0,05 ÷ 2g/l).

+ Độ mặn trong nước của LUT NTTS NM và rừng ngập mặn cao hơn hẳn so với các LUT khác do các LUT này sử dụng trực tiếp nước biển. Tuy nhiên, do có sự quản lý nguồn nước chặt chẽ nên sự biến động độ mặn trong các LUT NTTS NM không xảy ra mạnh như độ mặn trong các LUT rừng ngập mặn. Độ mặn trong nước của các LUT NTTS NM ảnh hưởng đến sự điều hòa áp suất thẩm thấu, sự lột xác của tôm, cá; ở độ mặn thấp tôm mau lớn nhưng dễ bị bệnh (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2002). Kết quả xác định độ mặn trong nước của các LUT NTTS NM mùa mưa như sau EC:16,66 ÷ 22,00mS/cm, TSMT: 5,11 ÷ 6,23g/l, không nằm trong mức thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của tôm sú (10 ÷ 30‰), vào mùa khô độ mặn trong nước tăng cao EC: 36,7 ÷ 39,3mS/cm, TSMT: 14,26 ÷ 15,96g/l), đây là khoảng độ mặn hoàn toàn thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của tôm sú. Do đó, cần có các biện pháp quản lý tốt nguồn nước trong các LUT NTTS NM để hạn chế sự biến động đột ngột về độ mặn gây ảnh hưởng xấu đến tôm.

+ Kết quả nghiên cứu độ mặn trong nước của rừng ngập mặn cho thấy nguồn nước bị nhiễm mặn nặng ngay cả trong mùa mưa ECtrung bình: 4,89mS/cm, TSMTtrung bình: 1,79g/l, không thích hợp dùng làm nước tưới ngay cả trên những vùng đất có hệ thống tưới tiêu tốt. Độ mặn trong các thủy vực này tăng lên rất cao vào mùa khô EC: 7,69 ÷ 41,4mS/cm; TSMT: 3,33 ÷ 16,58g/l, do đó chỉ thích hợp với nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và rừng ngập mặn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 80

Hàm lượng Cl- và SO42-: cũng như EC và TSMT, hàm lượng Cl- và SO42- trong nước cũng có sự biến động giữa hai mùa, mức độ biến động này phụ thuộc vào ảnh hưởng của nước biển đến các thủy vực khác nhaụ

Hàm lượng Cl-: do ảnh hưởng của nước biển nên hàm lượng Cl- trong nước của các LUT NTTS NM và LUT rừng ngập mặn rất cao, và mức độ biến động mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy LUT chuyên lúa có hàm lượng Cl- cao nhất (Cl-: 2,14g/l), LUT rừng ngập mặn thấp hơn với hàm lượng Cl- đạt 2,11g/l, các LUT còn lại có hàm lượng Cl- rất thấp chỉ biến động từ 0,05 ÷ 0,11g/l. So sánh với QCVN 08: 2008 và TCVN 6773: 2000, hàm lượng Cl- trong tất cả các mẫu nước mặt nghiên cứu của LUT chuyên lúa, LUT chuyên cói và LUT NTTS NN đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nhưng hàm lượng Cl- trong các mẫu nước mặt của LUT NTTS NM và LUT rừng ngập mặn đều vượt quá mức cho phép từ 2,1 ÷ 7,5 lần. Hàm lượng Cl- trong nước của tất cả các LUT tăng lên vào mùa khô do độ mặn trong nước tăng caọ Xác định hàm lượng Cl- trong nước vào mùa khô cho kết quả như sau: hàm lượng Cl- trong nước của LUT NTTS NM cao nhất với trung bình đạt 7,79g/l, LUT rừng ngập mặn đạt 7,59g/l, LUT chuyên cói 0,57g/l , LUT chuyên lúa 0,56g/l, và LUT NTTS NN thấp nhất chỉ có 0,25g/l. Khi đối chiếu với QCVN 08: 2008 về chất lượng nước mặt dùng cho thủy lợi thì thấy hàm lượng Cl- trong các mẫu nước mặt vùng nội đồng có dấu hiệu ô nhiễm Cl-, cụ thể các LUT có hàm lượng vượt mức giới hạn như sau LUT chuyên lúa 1,13lần; LUT chuyên cói 1,21 lần, LUT NTTS NN từ 1,01 ÷ 1,11 lần, LUT NTTS NM từ 12,7 ÷ 12,9 lần, LUT RNM từ 10,8 ÷ 13,4 lần.

Hàm lượng SO42-: giống như Cl-, nước của các LUT NTTS NM và LUT rừng ngập mặn có hàm lượng SO42- lớn nhất, biến động từ 0,39 ÷ 0,51g/l mùa mưa và từ 1,04 ÷ 1,27g/l mùa khô. Các LUT còn lại do ít chịu ảnh hưởng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)