Việt Nam có tài nguyên nước đứng vào hàng trung bình trên thế giới, với giá trị trung bình đầu người khoảng 5000m3/năm, tức là cao hơn không đáng kế so với giá trị trung bình của 27 quốc gia vùng Châu Á - Thái Bình Dương (khoảng 4410m3/năm). Do lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian dẫn đến có vùng khô hạn, có vùng ngập úng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27
Số liệu về chất lượng nước mặt Việt Nam còn rất ít. Tuy các kết quả thực nghiệm chưa được thực hiện nhiều nhưng cũng cho thấy mức độ ô nhiễm ở hạ lưu của một số con sông chính ngày càng tăng. Các kết quả nghiên quan trắc cho thấy chất lượng nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông ở Việt Nam còn khá tốt, trong khi mức ô nhiễm ở hạ lưu các con sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở công nghiệp. Xu thế cho thấy các giá trị đo được của hai thông số ô nhiễm cơ bản là hàm lượng BOD5 và NH4+dao động khá nhiều vượt mức tiêu chuẩn chất lượng nước loại A một vài lần. Tình trạng ô nhiễm còn trở nên trầm trọng hơn vào mùa khô khi mà các dòng chảy sông ngòi hạ thấp (Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2003) [5].
Hàm lượng chất rắn lơ lửng tổng số đo được tại các sông hồ và hệ thống kênh rạch chính đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 ÷ 2,5 lần (Singh,1985) [14]. Một số điểm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng, coliform, hóa chất bảo vệ thực vật,...Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ mang tính chất cục bộ (Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2003) [5].
Một thực tế đáng báo động hiện nay, do điều kiện thời tiết khí hậu biến đổi lớn, nhiệt độ Trái đất nóng dần lên dẫn đến tình trạng băng tan ở hai cực Trái đất. Nước biển dâng cao, lấn sâu vào trong đất liền mang một lượng muối tan lớn làm mặn hóa nguồn nước. Với vùng ven biển đồng bằng sông Hồng sẽ phụ thuộc vào 2 quá trình: (i) quá trình khí hậu, (ii) quá trình phi khí hậụ Tác động của hai quá trình trên làm suy giảm nguồn nước: mặn hóa cùng với ngập úng do nước biển dâng và thiếu nước ngọt trên thượng nguồn đổ về càng làm tăng thêm tác động của mặn hóa cả về cường độ và phạm vị
Kim Sơn là một huyện ven biển của tỉnh Ninh Bình, từ năm 2002 đến nay, tình trạng xâm nhập mặn xảy ra ngày càng nghiêm trọng, mặn lấn sâu vào cả chục km dù nơi đây đã có quai đê chống mặn chịu được bão cấp 12. Hiện tượng xâm nhập mặn ở huyện ven biển này ngày càng tệ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28
hại, có nơi mặn lấn sâu vào các cửa sông từ 20 ÷ 25km trên sông Đáy và 10 ÷ 15km trên sông Vạc. Đặc biệt, những năm gần đây xâm nhập mặn đã có dấu hiệu gia tăng nhất là giai đoạn đổ ải vụ đông xuân. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất lương thực của huyện, đặc biệt là tại những xã ven biển.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29