Loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 60)

b, Tài nguyên nước mặt

4.2.5 Loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn chủ yếu được phân bố ở vùng II và ở bãi bồi ngoài đê BM3 tập trung ở Tây Nam sát cửa Càn và ở Đông Nam sát cửa Đáỵ Có hai loại rừng ngập mặn là rừng tự nhiên và rừng trồng. Rừng được trồng chủ yếu từ năm 1998 đến nay, các chủng loại cây trồng chủ yếu là vẹt, sậy và hỗn hợp vẹt- sậy nên cơ cấu loài cây và cấu trúc rừng đơn giản, tác dụng phòng hộ và chắn sóng còn nhiều hạn chế. Tuy các dự án trồng rừng đã có những nỗ lực vượt bậc, nhưng tốc độ trồng rừng còn chưa tương xứng với tốc độ bồi tụ lấn biển rất lớn của bãi bồị

Diện tích đất rừng ngập mặn trong vùng hiện nay đều do huyện quản lý. Công tác bảo vệ rừng ngoài Trạm Kiểm lâm Kim Sơn còn có Đồn Biên phòng 104 đảm trách. Công tác trồng rừng được triển khai qua dự án 327 và dự án trồng rừng do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ. Tổng diện tích đất rừng ngập mặn huyện Kim Sơn đến cuối năm 2011 là 685,51 ha, ít hơn 229,98ha so với năm 2000 do việc lấy đất hàn khẩu đê BM3 và chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay diện tích bãi bồi có

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52

khả năng trồng rừng vẫn còn khá lớn, đang được tỉnh Ninh Bình tập trung chỉ đạo để trồng mới bảo đảm diện tích rừng như năm 2000.

Tại vùng bãi bồi Kim Sơn có hai dự án trồng rừng lớn là Dự án 327 và dự án trồng rừng do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ. Mặc dù rừng mới trồng được quan tâm bảo vệ nhưng chất lượng rừng nhiều nơi bị suy giảm mạnh do các hoạt động khai thác đánh bắt tự nhiên, tàu thuyền đi lại quá đông, nhất là khi triều lên. Rừng non mới trồng phát triển kém, tỷ lệ cây sống thấp.

Bảng 4.5 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính vùng bãi bồi

STT LUT Diện tích

(ha) Kiểu sử dụng đất

1 Chuyên lúa 730,05 Lúa xuân - lúa mùa

2 Chuyên cói 184,83 Cói chiêm - Cói mùa

3 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 121,46 Cá

4 Nuôi trồng thủy sản nước mặn 2170,67 Tôm, cua

5 Rừng ngập mặn 685,51 Sú, vẹt, đước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)