Việt Nam có nguồn nước dồi dào hơn so với các vùng có cùng vĩ độ địa lý. Lượng mưa trung bình năm toàn lãnh thổ 1960mm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình lục địa, cung cấp 6,3 tỷ m3/năm, từ đó đã tạo ra một lượng dòng chảy khoảng 320 tỷ m3, hệ số dòng chảy là 0,5.
Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian do bị đặc điểm địa lý, địa hình và loại hình thời tiết gây mưa chi phốị Chênh lệch lượng mưa giữa các vùng lên tới 10 lần. Mưa phân bố không đều theo thời gian, 20 ÷ 30% tổng mưa rơi trong một tháng cao điểm, 70 ÷ 90% mưa rơi trong mùa mưa còn lượng mưa ba tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 5 ÷ 8% tổng mưa và lượng mưa tháng ít mưa nhất chỉ có 1 ÷ 2%.
Lượng bốc hơi lớn, hơn 900mm/năm, bốc hơi nhỏ nhất 400 ÷ 500mm/năm quan sát thấy ở vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do bị hạn chế bởi trường nhiệt và ở ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận, do bị hạn chế bởi trường ẩm. Tây Nam Bộ có cường độ bốc hơi lớn nhất, hơn 3000mm/năm do cả hai trường nhiệt đều phong phú. Lãnh thổ Trung Bộ bốc hơi năm trung bình là 900 ÷ 1200mm, phần còn lại của lãnh thổ 800 ÷ 1000mm [17].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24
Tài nguyên nước Việt Nam có nhiều hạn chế và có suy thoái do biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội là rõ ràng và đáng kể:
- Tính cực đoan của nguồn tài nguyên nước thể hiện sự phân bố rất không đều theo thời gian (mùa khô và mùa mưa), theo không gian (vùng mưa nhiều và vùng khô hạn).
- Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu: bão, hạn hán, mực nước biển dâng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, với kịch bán cao đến năm 2100, mực nước biển có khả năng dâng lên 1,00m, kéo theo sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, giảm đáng kể tài nguyên nước ngọt...
- Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do khai thác và sử dụng thiếu bền vững: sự phát triển dân số, phá rừng trồng rừng, bịt các cửa phân lưu để khai thác các bãi sông, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp [25].