NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 41)

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội vùng bãi bồi có liên quan đến sử dụng đất.

- Các loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi: chuyên lúa, chuyên cói, chuyên NTTS và RNM

- Đất và nước mặt vùng bãi bồị

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu một số tính chất hóa học của đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến vấn đề sử dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn quan đến vấn đề sử dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn

- Điều kiện tự nhiên.

- Khái quát thực trạng phát triển kinh tế xã hộị

3.2.2 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. tỉnh Ninh Bình.

3.2.3 Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình dụng đất vùng bãi bồi huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

- pH của đất và nước mặt. - EC trong đất và nước mặt. - DO trong nước.

- BOD5 trong nước.

- Xác định tổng lượng muối tan (TSMT) ở trong đất và nước mặt. - Xác định hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30

- Xác định hàm lượng P2O5 tổng số trong đất. - Xác định hàm lượng NO3- trong đất và nước mặt. - Xác định Cl- trong đất và nước mặt.

- Xác định SO42- trong đất và nước mặt.

- Xác định hàm lượng NH4+ trong đất và nước mặt.

- Xác định hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất và nước mặt. - Xác định SO42- trong đất và nước mặt.

- Xác định K+, Na+, Ca2+, Mg2+ trong đất và nước mặt. - Xác định chỉ số SAR trong nước mặt.

3.2.4 Đánh giá chất lượng đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. vùng bãi bồi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.

3.2.5 Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đất và nước mặt vùng bãi bồi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. bồi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

- Điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ.

- Điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập tại phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kim Sơn và các phòng ban chuyên môn của huyện Kim Sơn và tỉnh Ninh Bình.

3.3.2 Phương pháp lấy mẫụ

- Tiến hành lấy mẫu vào 2 thời kì tại cùng địa điểm lấy mẫu: mùa mưa và mùa khô:

+ Mùa mưa: lấy mẫu ngày 10/8/2011. + Mùa khô: lấy mẫu ngày 13/12/2011.

- Lấy mẫu tầng mặt (0 ÷ 20cm): lấy 19 mẫu đất mặt theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp (TCVN 4046 – 1985), và lấy theo các loại hình sử dụng đất. Trong đó, có 5 mẫu đất của LUT chuyên lúa, 5 mẫu LUT chuyên cói, 2 mẫu LUT NTTSNN, 3 mẫu LUT NTTSNM, và 4 mẫu đất rừng. (Thông tin chi tiết

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31

mẫu trình bày tại Phụ lục 1).

- Phương pháp lấy mẫu nước mặt: lấy mẫu nước theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5996 – 1995. Lấy mẫu nước hỗn hợp, độ sâu lấy mẫu 20cm. (Thông tin chi tiết mẫu trình bày tại Phụ lục 2).

3.3.4. Phương pháp phân tích.

- Xác định pH của nước: Sử dụng máy đo pH

- Xác định pH của đất: Sử dụng máy đo pH, tỷ lệ chiết đất : nước = 1:5. - Xác định EC nước: Sử dụng máy đo EC.

- Xác định EC đất: Sử dụng máy đo EC, tỷ lệ chiết đất : nước = 1:5. - Xác định DO của nước: Sử dụng máy đo DỌ

- Xác định BOD5 (200C) nước: phương pháp cấy VSV và pha loãng, đo DỌ

- Xác định tổng lượng muối tan: Phương pháp sấy và cân khối lượng, tỷ lệ chiết đất : nước = 1:5.

- Xác định chất hữu cơ tổng số trong đất: phương pháp Walkley – Black.

- Xác định N tổng số trong đất: công phá ướt bằng axit H2SO4 và hỗn hợp bột xúc tác CuSO4, bột Sẹ Từ dịch công phá xác định N tổng số trong đất bằng phương pháp chưng cất Kjeldhal.

- Xác định lân tổng số : công phá ướt bằng hỗn hợp axit H2SO4 và HClO4. Từ dịch công phá tiến hành định lượng lân tổng số theo phương pháp so màu xanh Molipđen.

- Xác định P2O5 dễ tiêu: phương pháp Oniani, chiết đất bằng dung dịch H2SO4 0,1N.

- Xác định K2O dễ tiêu: phương pháp quang kế ngọn lửa, chiết đất bằng dung dịch CH3COONH4 1M, pH = 7.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32

- Xác định SO42- (%): Xác định bằng phương pháp so độ đục.

- Xác định K+, Na phương pháp quang kế ngọn lửa, chiết bằng dung dịch CH3COONH4 1M, pH = 7.

- Xác định Ca2+ và Mg2+: phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, chiết bằng dung dịch CH3COONH4 1M, pH = 7.

- Xác định SAR = ] Mg [ ] Ca [ ] Na .[ 41 , 1 2 2+ + + + Trong đó: [Na+ ]: Nồng độ Na+ tính bằng mđl/l. [Ca2+] và [Mg2+]: Nồng độ Ca2+, Mg2+ tính bằng mđl/l.

3.3.5 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hộị

3.3.6 Phương pháp đánh giá chất lượng đất và nước mặt

Đánh giá chất lượng đất theo TCVN 7209 - 1995 và theo tiêu chuẩn ngành.

Đánh giá chất lượng nước theo tiêu chuẩn:

- Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 08: 2008 về chất lượng nước mặt. - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 10: 2008 về chất lượng nước biển ven bờ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)