Nghiên cứu một số tính chất nước mặt vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 80)

b, Tài nguyên nước mặt

4.3.2 Nghiên cứu một số tính chất nước mặt vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.

khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất. Loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn có hàm lượng SO42- cao nhất (đạt trung bình 0,07% mùa mưa và 0,55% mùa khô), LUT nuôi trồng thủy sản nước mặn (0,07% mùa mưa và 0,45% mùa khô), cao hơn hẳn các LUT còn lại (SO42-: 0,01 ÷ 0,02% mùa mưa và từ 0,01 ÷ 0,04% mùa khô). Hàm lượng SO42- trong đất cao ngoài ảnh hưởng của nước biển còn do sự phân hủy các tàn dư sinh vật thủy sinh có chứa nhiều S.

* Phân loại mặn theo tỷ lệ các anion trong đất:

Theo tỷ số mili đương lượng gam của các ion Cl- và SO42-có thể chia độ mặn trong đất thành các dạng clorua (Cl-/SO42-: > 2,5), sunfat - clorua (Cl- /SO42-: 2,5 ÷ 1), clorat – sunfat (Cl-/SO42-: 1 ÷ 0,2), sunfat (Cl-/SO42-< 0,2). Số liệu bảng 4.9 cho thấy đất mặn vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn thuộc loại mặn Clorua, đất bị nhiễm mặn chủ yếu do ảnh hưởng của nước biển.

4.3.2 Nghiên cứu một số tính chất nước mặt vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. Kim Sơn.

Do điều kiện địa hình nên trên địa bàn huyện Kim Sơn đặc biệt là khu vực bãi bồi ven biển, nguồn nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của thủy triều và nguồn nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Vấn đề này được thể hiện rõ nhất vào mùa khô. Trong khi lượng nước ngọt về nhiều hay ít có thể do các hồ thủy điện như Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà mở các đợt xả nước theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu bị chi phối bởi lượng mưa đầu nguồn. Hiện nay, vùng bãi bồi nhận nước từ hai nguồn chính để phục vụ sản xuất nông nghiệp: nguồn nước ngọt lấy từ thượng nguồn đổ qua cống CT3 và cống CT10, nước mặn trực tiếp lấy từ biển qua cửa Đáỵ Chất lượng nước tưới ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và cây trồng. Do đó, việc nghiên cứu chất lượng nước tưới là rất cần thiết.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 71

4.3.2.1 Nghiên cứu một số tính chất hóa học trong nước mặt của các loại hình sử dụng đất vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.

Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của nước biển đến hệ thống thủy vực vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có thể chia các thủy vực trong vùng bãi bồi thành hai tiểu vùng:

- Tiểu vùng 1: nằm trong đê Bình Minh 1, bao gồm thủy vực thuộc thị trấn Bình Minh, xã Cồn Thoi, Kim Tân, Văn Hảị Hệ thống các thủy vực này nhận nước ngọt từ cống CT3 cung cấp cho các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, chuyên cói và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Tiểu vùng 2: nằm phía ngoài đê Bình Minh 1, bao gồm thủy vực thuộc các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải và Kim Tiến, trực tiếp nhận nước biển để cung cấp cho loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản nước mặn và rừng ngập mặn.

Kết quả nghiên cứu một số tính chất nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng bãi bồi được trình bày trong bảng 4.10, 4.11 và 4.12

pH: khi độ axit tăng sẽ làm tăng độ hòa tan của nhiều loại muối ít tan trong đất ảnh hưởng đến môi trường đất và hoạt động sống của sinh vật đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy pH nước trong các thủy vực vùng bãi bồi ven biển biến thiên từ 7,10 đến 8,19. So sánh với TCVN 6773: 2000 về chất lượng nước thủy lợi và QCVN 08: 2008 về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích thủy lợi và TCVN 6773: 2000 về chất lượng nước thủy lợi cho thấy pH nước trong tất cả các mẫu nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép.

Trong nuôi trồng thủy sản, phản ứng của nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và tồn tại của các sinh vật dưới nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy pH của các LUT NTTS khá cao, biến thiên từ 7,14 ÷ 7,82 NN hoàn toàn nằm trong mức thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cá (Boyd (1980, pH: 6 ÷ 9). Trong các LUT NTTS NM, pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm sú là 7,5 ÷ 8,35 (Chanratchaool, 2002), như vậy vào mùa mưa pH nước rất thích hợp cho tôm sú phát triển, nhưng sang mùa khô pH nước giảm xuống tuy không nằm trong mức thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm song tôm có thể sinh trưởng phát triển bình thường.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 72

Bảng 4.10 Một số tính chất nước mặt của các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 mùa mưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tính chất đất và nước mặt của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp vùng bãi bồi huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 80)