Ngôn ngữ chatroom và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 95 - 126)

Chúng ta đang lo ngại về một thứ tiếng Việt trong tƣơng lai không – còn – là – tiếng – Việt. Điều lo ngại này không phải là vô căn cứ khi một bộ phận đông đảo giới trẻ ngày nay đang thành thạo kiểu ngôn ngữ mà hầu hết các nguyên âm, phụ âm, các kiểu cấu tạo ngữ pháp không phải là của tiếng Việt. Những lời chúc ý nghĩa, phổ thông cũng bị làm cho biến dạng:

Zuc motg wayv vui ver - Chúc một ngày vui vẻ Giaws sij vui ver – Giáng sinh vui vẻ

Zuc mywv nalm meis – Chúc mừng năm mới Zuc wur won – Chúc ngủ ngon

Aj jid em jieuv – Anh nhớ em nhiềụ

An khaw, thijq vwq, hajq fuc - An khang, thịnh vƣợng, hạnh phúc Valentine wotq waov - Valentine ngọt ngào

Một bài thơ giản dị nhƣng rất ý nghĩa và phổ biến trong giới trẻ là “Đôi dép” cũng đƣợc truyền nhau dƣới hình thức của thứ ngôn ngữ mà ngay cả teen cũng không phải ai cũng hiểụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Dhoy Dep

T.K.Kh

Baiv thih dhouv aj viet talwq zo em Lav baiv thih aj kel vef dhoy dep Khi noyx jid trow lowv da diet

Jywx vultq tulmv thwv cuwx viet thajv thih Hai ziec dep kia galb jau tyg bao gif

Cos yeu jau dhou mav zalwr reiv nyar bc Cuwv gajs vac jywx neor dhwv xuoi wyocq Lehn thamr juw xuows cat buiq cuwv jau

Cuwv bc, cuwv monv, khohw ker thulp wyoiv cao Cuwv zia ser syc wyoiv dheiv zav dhab

Doux vij jucq khohw dhi cuwv wyoiv khac Sod fulnq ziec nayv fuq thuoc ziec kia Neus motg wayv motg ziec dep mult dhi Moiq thay thed dheuv tril nehn khulb khiewx Giowd jau lalms jyw wyoiv dheiv sex biet Hai ziec nayv zalwr fair motg dhoy dhou Cuwx jyh mijv trow jywx luc valws jau Bc hutq hulwx kyd wiew vef motg fias Doux behn cajq dhax cos wyoiv thay thed Mav trow lowv noyx jid kyd zehj vehj Dhoy dep voh tri khalw khit sow hajv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Zalwr hyas henq mav khohw hef fanr boyq Loys dhi naov cuwx cos maltq car dhoy Khohw thel thieus jau trehn bc dhwv dheiv Doux moyx ziec il moyx behn fair trais Jyw toy yeu em il jywx dhieuv wyocq laiq Galns bos dheiv jau balwv motg loys dhi zuw Hai majr dheiv thulmv lalwq bc sow sow Sex dywv laiq khi zir conv motg ziec Zir conv motg lav khohw conv giv heht Neus khohw timv dhcq ziec thyd hai kiạ

Và những cái nickname – tên đƣợc sử dụng trên các chatroom của ngƣời tham gia chat cũng không còn là tên của ngƣời Việt:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn Những nick chat cũng được thể hiện bằng những ký tự lạ mắt

Chúng ta đặt ra câu hỏi, thế nào là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Theo chúng tôi vấn đề này phải đƣợc so sánh với khái niệm chuẩn tiếng Việt. Hiện nay cũng có nhiều định nghĩa về chuẩn tiếng Việt.

“1.Toàn bộ các phƣơng tiện và quy tắc thống nhất và ổn định về cách sử dụng ngôn ngữ , đƣợc quy định và phát triển trong xã hội và đƣợc thể hiện trong lời nói cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

2. Ngôn ngữ trong thế đối lập với lời nói với tƣ cách là một hệ thống xá định mọi đa dạng của thực tiễn nói năng. [19, 54]

“Chuẩn của ngôn ngữ cần đƣợc quan niệm trên hai diện: Chuẩn phải mang tính quy ƣớc xã hội; tức là phải đƣợc xã hội chấp nhận và sự dụng; mặt khác chuẩn phải là một hiện tƣợng thuộc kết cấu ngôn ngữ, tức là phải phù hợp với quy luật nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử” [37]

“Chuẩn của ngôn ngữ ở dạng tồn tại tự nhiên hình thành và phát triển một cácg tự phát trong quá trình sử dụng ngôn ngữ : cái chuẩn với cái phổ biến là một”[37]

Nhƣ vậy chuẩn ngôn ngữ phải đƣợc xem xét trên các phƣơng diện khác nhaụ Chuẩn ngôn ngữ phải là cái đƣợc sử dụng toàn dân, tức là tính phổ biến. Nó đảm bảo mọi ngƣời có thể hiểu đƣợc khi nghe hoặc khi đọc. Đồng thời chuẩn ngôn ngữ cũng phù hợp với quy luật của lịch sử phát triển ngôn ngữ của dân tộc.

Cũng có ý kiến cho rằng chuẩn ngôn ngữ chính là sự đào thải tự nhiên trong ngôn ngữ “chuẩn là mẫu ngôn ngữ đƣợc xã hội đánh giá, lựa chọn, sử dụng trong những trƣờng hợp lƣỡng khả. Kết quả sự lựa chọn có thể là chọn mẫu này, thu hẹp phạm vi sử dụng, đi đến lọai bỏ (những) mẫu kia” [37] Chuẩn không đối lập với từ địa phƣơng, ngƣợclại chính từ địa phƣơng tạo nên chuẩn. Trong một đất nƣớc thƣờng chọn một ngôn ngữ chuẩn từ một phƣơng ngữ nào đó. Việt Nam chọn phƣơng ngữ bắc (giọng bắc) làm ngôn ngữ chuẩn. Tuy vậy phải bổ sung thêm những “chuẩn” của các phƣơng ngữ khác vào những khiếm khuyết của phƣơng ngữ bắc nhƣ phụ âm đầu “tr” - “ch”, “l”- “n”…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh trách nhiệm của mọi ngƣời giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Không lạm dụng từ nƣớc ngoài, không lai căng trong cách diễn đạt, nhƣng không vì vậy mà nệ cổ, ngƣợc lại phải hết sức chú ý xu thế phát triển. “Một mặt, giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta, một mặt biết dùng tiếng ta trong những thể văn kha mới”. Ngay đầu đề bài nói của ông, nên viết là: “Phải làm cho tiếng Việt ta luôn trong sáng”, hay là: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”? Ông cân nhắc, suy nghĩ và cuối cùng chọn cách sau, cho dù nó chƣa đƣợc dùng một cách phổ biến trong dân gian. “Nhƣng nhất định phải dùng cách đó. Tiếng ta phải đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tƣ duy và tình cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có nhiều cái mới”.

Sau này, càng ngày các nhà khoa học càng quan tâm và cố gắng nhiều hơn trong công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đầu tiên là cố gắng hạn chế những tƣ nƣớc ngoài sử dụng trong tiếng Việt. Bác hồ nói: "Bất đắc dĩ mới phải dùng chữ - Thí dụ: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, là chữ Trung Quốc, nhƣng ta không có những chữ gì dịch thì cố nhiên ta phải dùng. Nếu quá tải, không mƣợn, không dùng hoặc là nói "Việt Nam đứng một", thì không ai hiểu đƣợc... đã mƣợn thì phải mƣợn cho đúng".

Bác cũng đã nêu lên hai nguyên nhân dẫn đến sự vay mƣợn khi không không cần thiết, hoặc vay mƣợn không đúng, vì:

1. Không quý báu tiếng nói của dân tộc - Tự tị 2. Học không đến nơi đến chốn

Bác nhấn mạnh: "Vay mƣợn là cần, nhƣng phải chống lạm dụng, chống lƣời biếng. Cần có cuộc vận động chống lạm dụng tiếng nƣớc ngoài, lạm dụng chữ Nhọ Có vô số trƣờng hợp có thể tìm tiếng ta mà không chịu khó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

tìm. Đây cũng phải theo nguyên tắc tự lực cánh sinh là chính, phải quý báu tiếng mình, dựa vào bản thân nó để phát triển nó là chính, vay mƣợn là phụ".Bác còn đề xuất: "Cần nghiên cứu cách đặt từ của mình, nghiên cứu nghĩ thêm cách đặt từ mới của mình".

Theo nhà báo Minh Huệ (Nhân dân) thì Còn với tiếng Anh, tiếng Pháp, thì sự vay mƣợn lại còn vô duyên hơn. Ngƣời ta thích dùng chữ

Fair play tiếng Anh thay cho chơi đẹp vốn là một từ vô cùng chính xác,

vô vàn hay trong tiếng Việt. Trong một cuộc đấu bóng chuyền quốc gia, mặc dầu đã có cái băng vải viết cụm từ Giải thưởng lớn, ấy thế mà, ngƣời tƣờng thuật vẫn cứ cố gào to lên tiếng Pháp Gờ-răng-pơ-ri (grand prix).

Chính những điều này làm cho tiếng Việt không trong sáng, không trở thành đƣợc một ngôn ngữ độc lập.

Bên cạnh đó, các nhà ngôn ngữ học cũng cố gắng tìm ra cách viết chính tả nào quy chuẩn nhất, bởi vì trong chính tả của chúng ta hiện nay cũng còn rất nhiều điều chƣa có sự quy chuẩn.

Số Ả Rập hay La Mã: đại hội IX hay đại hội lần thứ 9, - Khi nào viết số khi nào viết chữ,

“- Ngày tháng: 05-09-2006 (lúc nào đƣợc viết 06), 5-9-2006, 5/9/2006, 5.9.2006, ngày 05 (hay 5) tháng 9 năm 2006,

- Dấu chấm câu đứng ở đâủ Liền ngay sau chữ cuối cùng của đoạn câu, hay có dấu cách sau chữ ấy (trong các sách giáo khoa (của Nhà xuất bản Giáo Dục) có sự phân biệt: dấu chấm, dấu phẩy thì đi liền ngay sau chữ cuối cùng, nhƣng dấu chấm hỏi và hai chấm lại phải cách một khoảng cách),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

- Chữ hoa và thƣờng: chữ Nôm (hay nôm), chữ Quốc (hay quốc) ngữ, trƣờng đại (hay Đại) học, đông tây nam bắc (hay Đông Tây Nam Bắc),

- Tên riêng (đất và ngƣời) Việt Nam và nƣớc ngoàị..” [25]

Từ hiện trạng tiếng Việt trên chatroom nhƣ hiện nay, chúng tôi xin đƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của ngôn ngữ chatroom tới giới trẻ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc “mềm nắn rắn buông”, các nhà ngôn ngữ

học, các thày cô giáo và dƣ luận xã hội nói chung không nên kì thị và phản ứng gay gắt với ngôn ngữ chatroom của teen vì thực chất chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn hoàn toàn nó, càng không thể xóa sổ nó. Thay vì phản đối, chúng ta hãy chấp nhận sự tồn tại của nó nhƣ một quy luật tất nhiên trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. Mặt khác, nếu chúng ta phủ định và tìm cách ngăn chặn một cách quyết liệt thì teen sẽ càng có động lực để sáng tạo ra những thế hệ ngôn ngữ mới, phức tạp và biến dạng hơn nhiềụ

Thứ hai, chúng ta nên tôn trong tâm lý và sở thích của giới trẻ, hãy để

cho các em đƣợc tự do trao đổi, nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của các em. Tuy nhiên, cũng cần phải khoanh vùng phạm vi sử dụng của ngôn ngữ chatroom. Ngôn ngữ này chỉ đƣợc phép sử dụng trên mạng, trong các phòng chat, các trang blog cá nhân, trong nội bộ những ngƣời giao tiếp cũng lứa tuổi mà không đƣợc sử dụng nó trong gia đình, với ngƣời lớn tuổi, thầy cô giáo và nhất là trong các bài viết.

Thứ ba, mặc dù tôn trong giới trẻ song chúng ta cũng cần phải nghiêm khắc và tỏ thái độ rõ ràng với các em. Các thầy cô giáo nên nhắc nhở, trừ điểm nặng những lỗi viết sai chính tả, đặc biệt là những kiểu chính tả “không giống ai” để răn đe, nhắc nhở học sinh. Các bậc cha mẹ cũng nên thƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

xuyên kiểm tra bài vở, các các cuộc nói chuyện, các mối quan hệ của con em mình để kịp thời phát hiện những biểu hiện quá đà của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cần nắm bắt kịp thời việc con em mình dùng chữ sai, có trách nhiệm chỉ cho các em thấy những ảnh hƣởng tai hại của việc lạm dụng các kiểu chữ này cụ thể qua bài vở các kỳ kiểm tra, thi học kỳ, thi đại học… kết quả sẽ vô cùng nghiêm trọng khi các em viết sai chính tả không chỉ một vài chữ và cả một trang giấỵ Tuy nhiên cần hết sức lƣu ý, sự kiểm tra này không phải với mục đích kiểm soát, can thiệp vào cuộc sống riêng tƣ của con em mình vì nhƣ vậy sẽ làm các em cảm thấy bị theo dõi mất tự do, thiếu tôn trọng.

Thứ tư, các nhà ngôn ngữ học và những ngƣời nghiên cứu có chuyên

môn cần nghiêm túc nghiên cứu, xem xét và đƣa vào từ điển một số từ ngữ có nguồn gốc từ chatroom nhƣng đã trở nên phổ biến trong xã hội và có thể chấp nhận đƣợc và xem nhƣ đây là một sự làm giầu vốn từ vựng nhƣ một quy luật phát triển của ngôn ngữ. Bởi vì, sống trong thời đại “bùng nổ” thông tin và mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế, nhu cầu phát triển vốn từ vựng cũng nhƣ cách diễn đạt của tiếng Việt là một xu thế khách quan. Chúng ta cần có định hƣớng đúng đắn và chủ động đón nhận xu thế đó để trong quá trình phát triển tiếng Việt không làm mất đi bản sắc vốn có của ngôn ngữ dân tộc mà vẫn không trở nên lỗi thời, lạc hậụ

Thứ năm, chúng ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu đối với quê

hƣơng đất nƣớc thông qua tình yêu và sự tôn trọng ngôn ngữ của dân tộc. Phải cho các em hiểu rằng, hội nhập là thức thời, là cần thiết nhƣng không đồng nghĩa với bắt chƣớc, lai căng. Muốn sử dụng tốt và hòa nhập với ngôn ngữ thế giới, trƣớc hết phải thành thạo tiếng mẹ đẻ, phải nắm vững các quy tắc sử dụng chữ viết của dân tộc. Có nhƣ vậy, khi giao lƣu với ngƣời nƣớc ngoài, các em mới có ý thức phát huy và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Đồng thời, qua tiếp xúc với tiếng nƣớc ngoài, các em càng thêm yêu tiếng mẹ đẻ, yêu dân tộc, thêm tự hào vì mình là một ngƣời con đất Việt.

Tiểu kết chƣơng 3:

Số liệu phân tích từ kết quả điều tra xã hội học cho thấy đƣợc thái độ giới trẻ hiện nay ủng hộ khá cao cho hiện trạng tiếng Việt đƣợc sử dụng trên chatroom. Chúng tôi cũng tìm hiểu thái độ của xã hội, chủ yếu là của thầy cô giáo và tìm hiểu thêm ý kiến của các em học sinh về việc sử dụng tiếng Việt trong chatroom hiện naỵ Kết quả cho thấy, các thầy cô giáo tỏ ra khá bất bình về việc các em học sinh đã để tiếng ngôn ngữ chatroom lan rộng ra xã hội gây ra rất nhiều khó chịu cho ngƣời lớn và làm giảm chất lƣợng học tập của chính các em.

Từ các kết quả trên, chúng tôi tiến hành phân tích, lý giải nguyên nhân xuất hiện ngôn ngữ chatroom nhƣ hiện nay, dự đoán tƣơng lai của ngôn ngữ chatroom và khẳng định nó có tính chất tự đào thải theo sự lựa chọn của xã hội và sẽ không thể trở thành ngôn ngữ chuẩn của tiếng Việt. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với tiếng Việt đƣợc sử dụng trên chatroom.

KẾT LUẬN

1. Trong trạng thái hình thức của mình với tƣ cách là công cụ giao tiếp, cái gọi là ngôn ngữ nhƣ chúng ta thƣờng gọi và biết đến chẳng hạn tiếng Việt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

tiếng Anh, tiếng Hán…chỉ tồn tại dƣới dạng các biến thể. Biến thể ngôn ngữ có thể xuất hiện ở đâu và bất cứ lúc nàọ Xét một cách sâu sắc, biến thể chính là ngôn ngữ hành chức (ngôn ngữ thực tế trong quá trình sử dụng). Khi chúng ta thực hiện một hoạt động giao tiếp thông qua ngôn ngữ thì có nghĩa là chúng ta đang dùng các biến thể của ngôn ngữ đó để giao tiếp. Cần phải phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm là “biến” và “biến thể”. “Biến” đƣợc định nghĩa là “đại lƣợng biến đổi trong quá trình đƣợc nhận xét” còn “biến thể: sự thể hiện cụ thể các vị trí khác nhau trong chuỗi lời nói nhƣng về bản chất cùng thuộc về một đơn vị ngôn ngữ.

Qua đây, thấy đƣợc rằng vai trò của biến thể trong bất cứ một ngôn ngữ nào là hết sức quan trọng. Biến thể ngôn ngữ tồn tại dƣới rất nhiều dạng và ở nhiều cấp độ khác nhau của ngôn ngữ. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi và có ảnh hƣởng đến mọi vấn đề của ngôn ngữ. Không thể sử dụng ngôn ngữ nếu không có các biến thể ngôn ngữ. Chỉ có biến thể ngôn ngữ mới đáp ứng đƣợc nhu

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 95 - 126)