Thái độ của thầy cô giáo

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 81 - 83)

Cho đến nay, sự tồn tại của ngôn ngữ chat đã quá rõ ràng và ảnh hƣởng của nó cũng có sức lan tỏa rộng rãị Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này, có ngƣời ủng hộ ngôn ngữ mới của teen, cho rằng đó cũng là một cách giải trí và thể hiện sự sáng tạo của teen. Có ngƣời thì phản ứng với nó một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

cách quyết liệt và xem nó nhƣ một thứ sâu mọt làm mục ruỗng ngôn ngữ Việt vốn giàu và đẹp của chúng tạ

Nguyễn Thị Hƣơng (Giáo viên dạy văn trƣờng THPT Mông

Dƣơng) cho hay: Tôi thấy tình trạng báo động số một bây giờ đối với học sinh là khả năng vận dụng tiếng Việt rất kém. Trƣớc đây, khi trình bày một bài lịch sử chúng ta đâu chỉ trình bày những kiến thức cơ bản mà phải sử dụng hệ thống ngôn ngữ của mình thành một bài văn. Giờ đây học trò viết rất ngắn gọn với những gạch đầu dòng, vài lời tóm tắt. Khi đƣợc hỏi một vấn đề, trò rất lúng túng trong việc diễn đạt bằng lời những suy nghĩ và kiến thức của mình mặc dù trò khẳng định là hiểu bài học. Phải chăng ảnh hƣởng của ngôn ngữ chat với những sự thay đổi về ngôn từ, tiết kiệm ngôn từ tối đã hạn chế đến văn phong của trò trong cách viết và đời sống. Nhiều từ ngữ các em đã biến đổi tạo cảm giác mới lạ nhƣng đồng thời làm biến đổi nghĩa của từ. Tôi sợ, ngôn ngữ chat này sẽ ăn sâu vào ý thức trò làm ảnh hƣởng đến sự diễn đạt của trò trong các môn học nhƣ văn, sử, địa,…

Đào Kim Lan (Giáo viên dạy văn trƣờng THPT dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh): Tôi chƣa gặp hiện tƣợng sử dụng ngôn ngữ chát này trong các bài văn của học sinh, có một vài bài văn các em sử dụng từ viết tắt nhƣ: ko (không), đg (đúng) thì đƣợc sửa chữa ngay sau khi bị cô giáo phê vào bài viết. Các em trao đổi bằng thứ ngôn ngữ chát rất hiện đại, chúng muốn tìm ra sự khác biệt, gây hấp dẫn với đối tƣợng khi tâm sự chuyện vui hoặc buồn và hai bên phải hiểu nhau, có cách viết giống nhaụ Tôi không đồng ý cách viết tắt này, vì các em viết và chát với nhau lâu dần có thể sẽ thành quen, điều này ảnh hƣởng đến học tập và phản ánh trình độ của học sinh.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Kim Loan (giáo viên dạy môn Văn trƣờng THPT Việt Đức – Hà Nội) chia sẻ “từ ngữ các em thƣờng xuyên dùng sai nhất là “rồi" biến thành "rùi", "i" thành "j"... Với mỗi bài kiểm tra, học sinh viết sai chính tả đều bị cô bôi đỏ, trừ từ 0,5 đến 1 điểm. Có em bị trừ đến điểm âm nhƣng cũng từ đó mà ghi nhớ và ít lặp lạị”

Đó là quan điểm của những ngƣời ngoài cuộc, còn ngƣời trong cuộc, những em học sinh cấp 3 – lứa tuổi trực tiếp sử dụng và phổ biến thứ ngôn ngữ này cũng có những ý kiến khác nhaụ

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 81 - 83)