Đặc điểm quan hệ ngữ pháp Tiếng Việt

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 126)

Quan hệ ngữ pháp : Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng đƣợc vận dụng độc lập, đƣợc xem nhƣ là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một thành tố có khả năng đƣợc thay thế bằng một từ nghi vấn. [36, 254]

Các kiểu quan hệ ngữ pháp

Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tuy đa dạng nhƣng có thể đƣợc quy thành ba kiểu chính là : quan hệ đẳng lập, quan hệ chính - phụ, quan hệ chủ - vị

*/ Quan hệ đẳng lập : là quan hệ giữa cá thành tố không phụ thuộc vào

nhaụ Trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chỉ đƣợc xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớp hơn. Quan hệ đẳng lập bao gồm bốn kiểu nhỏ;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

- Quan hệ liên hợp - Quan hệ lựa chọn - Quan hệ giải thích - Quan hệ qua lại

*/ Quan hệ chính phụ : là quan hệ phục thuộc một chiều giữa một

thành tố chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chín chỉ đƣợc xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính - phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể đƣợc xác định không cần điều kiện ấỵ

Quan hệ chính phụ đƣợc chia thàn hai kiểu nhỏ ; - Quan hệ giữa thực từ với hƣ từ

- Quan hệ giữa thực từ với thực từ

Quan hệ chính – phụ giữa thực từ với hƣ từ bao gồm : - Quan hệ giữa danh từ với định ngữ của nó

- Quan hệ giữa động từ hay tính từ với bổ ngữ của nó - Quan hệ giữa động từ hay tính từ với trạng ngữ của nó

*/ Quan hệ chủ -vị

Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhaụ Trong đó chức vụ cú pháp của cả hai có thể xác định đƣợc mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn.

Có nhiều cách phân loại quan hệ chủ - vị:

- Căn cứ vào bản chất từ loại của vị ngữ, có thể phân biệt trƣờng hợp vị ngữ là động từ với trƣờng hợp vị ngữ là danh từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

- Căn cứ vào vị trí các thành tố, có thể phân biệt trƣờng hợp chủ ngữ đứng trƣớc với trƣờng hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ.

- Căn cứ vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố, có thể phân biệt trƣờng hợp có ý nghĩa chủ động với trƣờng hợp có ý nghĩa bị động

Tính tầng bậc của quan hệ ngữ pháp trong câu có thể đƣợ mô tả theo sơ đồ sau:

Áo mới

:Câu có 2 từ, chứa 1 quan hệ ngữ pháp

Áo này mới

: Câu có 3 từ, chứa 2 quan hệ ngữ pháp

Áo này rất mới

: Câu có 4 từ, chứa 3 quan hệ ngữ pháp [36, 254- 258]. 1.3.2. Vài nét về tiếng Việt trong chatroom

Chatroom ra đời vì ngƣời ta không thể mất nhiều thời gian để nhận một thông điệp mà họ chờ đợi đƣợc gửi đến. Chính vì sự nóng lòng này mà bất kì ai khi sử dụng chatroom cũng cố gắng tiết kiệm thời gian để truyền thông điệp đị Và thế là, họ bắt đầu từ việc giảm thiểu hết mức cho phép những kí tự mà họ không nhất thiết cần phải gõ miễn là thông điệp gửi đi vẫn đƣợc ngƣời nhận hiểu đúng và thông điệp trả lời thỏa mãn điều mà họ chờ đợị Khi không vội vã nhận thông điệp mà chỉ tán gẫu đơn thuần, các chatter lại nảy sinh một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

nhu cầu khác nữa cũng quan trọng không kém nhu cầu nhanh – tiết kiệm ấy là nhu cầu tạo – nên – cái - khác – biệt. Chat bằng kiểu ngôn ngữ không giống ai sẽ thú vị hơn, đặc biệt hơn. Thế rồi, cách sử dụng này lâu dần trở thành một thói quen, bắt đầu từ một vài ngƣời sau đó lan rộng ra cộng đồng mạng và trở nên phổ biến.

Thực tế, những kí tự ấy xuất phát từ việc nhắn tin, sử dụng qua chat, rồi đến các diễn đàn và dần lan sang các blog cá nhân với tốc độ chóng mặt. Chính vì muốn nhắn tin cho nhanh mà "i" là "j", "b" là "p”, “nhanh” đƣợc viết thành “nhah”, “những” đƣợc viết thành “nhƣg” hay một cái mặt cƣời biểu thị cho sự vui vẻ , cái mặt cau với cái miệng ngoắc rộng và bàn tay vẫy thay cho lời chào tạm biệt hay những biểu tƣợng “khủng” có thể diễn ra mọi trạng thái cảm xúc nhƣ băn khoăn , thích thú

từ đó rộng thêm nhiều sự sáng tạo khác nữạ Ban đầu chỉ là cách biến đổi chữ cái học theo các web nƣớc ngoài (số 4 là cách viết tắt cho chữ for, four từ đó suy ra các chữ khác 4ever tức forever (mãi mãi)...)Và kiểu ngôn ngữ ấy ngày càng biến thể dƣới nhiều dạng khác nhaụ Từ chỗ thu gọn, viết tắt đến mức tối thiểu, cho đến cố làm ra dài ngoằng một từ nào đó, sau đó là viết hoa không theo quy luật, rối rắm đến mức một số teen sành điệu đôi lúc cũng phải căng mắt ra dịch mà cũng không chƣa chắc hiểu hết. Không chỉ bắt chƣớc, các cƣ dân mang Việt Nam còn làm đa dạng ngôn ngữ @ bằng cách thay thế chữ cái trong tiếng Việt bằng con số và các kí hiệu khác có hình dáng gần giống. Ngôn ngữ biến dạng dần dần, thay đổi từng chi tiết của các chữ cái Việt, thậm chí kể cả dấu câu và cách đặt dấu câụ..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Trong tâm lý của teenner, khi tham gia vào chatroom mà vẫn sử dụng ngôn ngữ một cách bình thƣờng nhƣ sử dụng ở ngoài đời thƣờng thì ngƣời đó sẽ trở nên lạc lõng, không nhập cuộc, thậm chí bị tẩy chay ra khỏi phòng chat. Tiểu kết chƣơng 1:

Trong chƣơng 1, chúng tôi đã cố gắng trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan trực tiếp đến đề tài, những định nghĩa, nhƣ phƣơng ngữ; phƣơng ngữ xã hội; cách tiếp cận phƣơng ngữ xã hội; biến thể ngôn ngữ; phƣơng ngữ với tƣ cách là biến thể ngôn ngữ; đặc điểm của tiếng Việt trên các phƣơng diện âm vị, từ vựng, ngữ pháp, tiến hành tìm hiểu lịch sử ra đời của intetner,cũng nhƣ sự phát triển của chatroom và những đặc điểm cơ bản nhất về ngôn ngữ liên quan đến chatroom.

Với mục tiêu bƣớc đầu nghiên cứu tiếng Việt sử dụng trên chatroom, bằng phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, trọng tâm của luận văn là từ những lý thuyết hữu ích đƣợc đƣa ra làm cơ sở để thực hiện việc nghiên cứu đề tài nhƣ dự kiến ban đầu để từ đó đƣa ra đƣợc một quy tắc cơ bản của tiếng Việt sử dụng trong chatroom..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT SỬ DỤNG TRONG NGÔN NGỮ CHATROOM – TRƢỜNG HỢP HỌC SINH THPT

Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng, nhƣ nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay …" hay nhƣ nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấụ Trong và sáng dính liền nhau…”. Hiện nay việc sử dụng Tiếng Việt trong ngôn ngữ chatroom là một hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc cả xã hội quan tâm. Đặc biệt là đối với học sinh Trung học phổ thông, lứa tuổi tiếp xúc nhiều với internet, các phòng chát, và đƣợc coi là các chatter nhiều phong cách teen. Và thái độ của xã hội đối với hiện tƣợng này có nhiều quan điểm khác nhau, từ khen đến chê, từ cổ xúy hƣởng ứng một cách thích thú đến xem đó là “quốc nạn” về ngôn ngữ.

Phần chƣơng 2, chúng tôi cố gắng bƣớc đầu khảo sát tiếng Việt sử dụng trong ngôn ngữ chatroom với các cấp độ nhƣ từ ngữ, câu và văn bản. Cách chia này giúp cho chúng ta có cái nhìn cụ thể, tổng quát về tiếng Việt trong ngôn ngữ chatroom- trƣờng hợp học sinh trung học phổ thông.

2.1.TỪ NGỮ SỬ DỤNG TRONG CHATROOM

2.1.1. Khái niệm “từ”

Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về từ.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến.. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câụ [11]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Đỗ Hữu Châu có đƣa ra định nghĩa: Từ của tiếng Việt là một hoặc một

số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câụ [6]

Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” đã có 34 định nghĩa khác nhau về từ. Dƣới đây là một số định nghĩa có trong tài liệu nàỵ

“Định nghĩa từ ngữ Việt Nam là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu [37].

“Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và vận dụng tự do để tạo nên câu” [37] Luận văn này tán đồng quan điểm của Đỗ Hữu Châụ Trong quá trình khảo sát về cấp độ từ tiếng Việt sử dụng trong chatroom, chúng tôi xin đƣợc thống nhất từ với từ ngữ. Bên cạnh đó, việc khảo sát chỉ đi sâu vào khảo sát hình thức, biểu hiện của từ chứ không tìm hiểu ở góc độ loại từ. Hình thức có thể đƣợc hiểu là vỏ ngữ âm của từ (giống nhƣ âm tiết).

2.1.2. Khảo sát từ tiếng việt đƣợc sử dụng trong chatroom

Trong phần này chúng tôi đi tìm hiểu ở cấp độ thể hiện về mặt hình thức các từ đƣợc sử dụng. Ở đây chúng tôi tạm gọi những biến đổi đó là các biến thể.

2.1.2.1. Biến thể có sự thay đổi phụ âm đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Ví dụ:

Pemongpemo – peyeuanh: nhƣ zậy là mình đã bƣớc sang tuổi mới rùị

Mong rằng những điều dui dẻ sẽ đến với mình, cảm ơn pạn đã tới xinh nhat mềnh ná

Langtudatinh: Minh tháy hom sinh nhat pạn có rát nhìu bạn be, chác

bạn zui lém he [NNL, 1] - qu thành w Ví dụ:

Luuongsonpac: tiÊn` bÔi" Xmjt dAọ nAỳ dEn wA" :(( ...! kO muÔn" thỔ lỘ..! chƯa pOsT dC phOto kiÊủ tOc" nEw nhE" :-B.! dỂ sAu nhE :X:X:X:

Ngayem < radi: OK, nHok cHiU kHO dOi vAi NgAy nuA nnha [NNL,2]

- l thành n: Ví dụ :

Kimmi: Ah pit nà Ah dA làm kHổ eM nhìu quá, eM nen Wen Ah đj

Cobedoihon: nkƣg càg cố tkỳ E Nại kàg i* a hơn ...e být e làm nkƣ vậy nà ko đúg... ...nkƣg e sẽ vẫn kứ i* a ...

...mặc cko a nóy zỳ tkỳ e vân cứ i*. ...e sẽ mãi i* a !!! a B ạk!!!

... a hãy nkớ lấy đỳu đ' ... ...Tế nkoé" [NNL, 3]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

- v – dz: về - dzì

vị - dzị

vào – dzào: zào Ví dụ:

Cogainhaque_94: Ui zao oịChung may cu lo xạtao chang so

Vicky_94hn: Vang. Bon t zay hem can than dzi que lam may thi hong. [NNL,4]

- ph – f: phải – fai

phòng – fòng phiếm - fiếm Ví dụ:

Gacontimban: hum nay m fai di hoc hok

Thaonguyenxanh: hok duoc nghi mak

Gacontimban: qua t ckoi dỵ Noi chuyen fiem cho do bun

Thaonguyenxanh: Goi ca thang Quan gu nha

Gacontimban: Ok [NNL,5]

- b- p: bà – pà bé – pé

Ví dụ:

Đây là cuộc hội thoại giữa hai bạn học sinh lớp 10:

Ớt_Chuông : Hum ni là 14-2 đéy mày ak, pợn tau đy pán hoa đéy! ty hok lời nhƣng thấy zui zui

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Eobanhmi: bọn mì lắm trò nhẩy, tụi kon trai lớp tau nhƣ pọn điên ý, ngố ơi là ngố [NNL, 6]

- gi – j: giang – jang

giăđình) – ja Ví dụ:

Thongocdangyeu: Dao nay chi the nao, ca ja dinh khoe chu

Thongsonca_231295:khoe ca em ạem the naọ

Thongocdangyeu: em van vay, khong co gi thay doi ca chj.[NNL, 7]

- qu – w: quá – wá – wé

quý – wý qua – wa

- gi – r: gì – rì Ví dụ:

Mmiu: Hey! Hum nay teo đen wé mài uị Nguoidepxunui : Seo dzạ? Cóa chjện jì thjả

Mmiu: Teo lèm mứt wuyen chjện của nhỏ Hƣơng. Teo tju đzời dzới nó roàị Nguoidepxunui: Sax. Tƣởng chjện jì. Thía thì mài mua cho nóa wuyen khác đê. Nó hok bít đâu mừ...[NNL,8]

Hay :

“Thien-than-ho-mẹnh” : “Tui lun mún nó of tui fone or nt or wan tâm nhƣ pạn tui vẫn thƣờng thía mek dù zì tui là con gái làm shao có thía!!! …”.

Saobang: pọn kon dzai bgio vo tam lém! [NNL, 9]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Ví dụ:

Hoathuytien_93: Co ban zai ma im hoi lang tieng nhe

Cobengocnghech: dau co m lai nghe bon no noi lung tung ak [NNL, 10] Qua những ví dụ trên ta có thể thấy những biến thể này gần giống với phƣơng ngữ Nam. Đây có thể đƣợc xem là hiện tƣợng nói nhại tiếng địa phƣơng. Điều này đƣợc giải thích là sự ảnh hƣởng văn hóa mạnh mẽ các kênh truyền thông giải trí miền Nam mà tạo nên sự thay đổi nàỵ Cũng có thể là khi giao lƣu, các chatter nói chuyện cùng nhau, cảm thấy cách nói chuyện này hay và hấp dẫn. Vì vậy họ cảm thấy thích thú nên tự do thay đổị

2.1.2.2. Biến thể thay đổi âm chính

ạ Dạng thay đổi bình thƣờng - Ô – u: rồi : rùi buổi : bủi ôi : ui Ví dụ:

Bonglan ngoc: "Chời, mày nghĩ sao dzị? Tao mà đi thík thằng chả? Tao

mà iu đƣợc hắn, tao chit lìn. Hum đi uống hồng chà cùng chả, nói cái giề chả cũng gật đầu"bít rùi bít rùi", thực ra, chỉ đƣợc cái khoe khoang, có bít cái gì đâụ Nổ là chính? Đúng là nhục nhƣ con cá nục. Đƣợc cái quần áo lƣợt là dzị thôi chứ đói nhƣ con chó sói í, đi ăn chung toàn để tao trả tiền.

Cogaitinhnghich: hjhj. M nói hơi bị dk đóạ Thì tao đâu bít thằng chả nhƣ dzị

đâụ Thấy cũng đẹp chai, gòi cũng ga lăng tăn. Gòi cũng thấy mày thík đi với chả mừ?" [NNL, 11]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn - ê – i: kêu : kiu yêu : iu nhiều : nhìu nhiêu : nhiu iêu : kiu chết : chít biết : bít tiếp : típ thêm: thim Ví dụ:

Cogaitrieudo_93: Chan que cha mun hoc tip nua

Thuybeo_93: m bi ham ak, nguoi iu da hạ Sao phai nghi nhiu

Cogaitrieudo_93: sao m bit. Thang y no lua tau, xong lai them ong ba gia

noi nhiu quạ Chan [NNL, 12] - ô – u: muốn: mún luôn : lun hôm : hum buồn: bùn Ví dụ: glzmax11: playstation 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

-ă – e:

lắm : lém thằng : thèng Ví dụ:

Cobala_123: Eku biet tin gi chuạ Hay lem do Giacmongxanh: gi zay

Cobala_123: theng Bach co ng iu roi

Giacmongxanh: vay hạ Ge que the ma no giau ki that [NNL, 14]

- a – o:

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)