Thái độ của học sinh

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 83 - 89)

Trong diễn đàn của Trƣờng THPT Quang Trung (Hà Nội), có một chủ đề thảo luận về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Có những thành viên đồng ý với ý kiến của rằng chúng ta nên giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt. Thành viên có nickname Gunshot bức xúc:

“Tại sao các bạn trẻ giờ đây lại viết nhiều câu mà mình không tài nào dịch nổị Nếu mình có quyền quản trị trong tay thì mình tin rằng tất cả các bài viết

trong forum này sẽ được xóa khi sử dụng lối viết đó”.Ý kiến của Monsoon

cũng đồng tình với Gunshot “Mình cũng là 9X nhưng mình rất dị ứng với những thứ ngôn ngữ kì quặc đó, vì mình nghĩ ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải ý nghĩ, tình cảm và nhất là bây giờ khi điện thoại và internet là công cụ đắc lực để truyển tải thông tin thì viết ra những thứ ngôn ngữ kì quặc khó hiểu như thế này rất khó chịu cho người khác, với người lớn thì mình thấy có vẻ hơi mất lịch sự khi chúng ta viết như vậỵ Thứ ngôn ngữ này hoàn toàn không thể dùng trong công việc , nên nếu như chúng ta cứ quen với kiểu nhắn tin này thì có lẽ sẽ rất khó khăn để sửa sau nàỵ Chỉ trong một số trường hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

nói chuyện tán ngẫu với bạn bè thì còn tạm chấp nhận với điều kiện hai người hiểu ngôn ngữ của nhaụ Mình vẫn luôn ủng hộ việc teen Việt hãy luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Thành viên có nickname Longphi viết: “Giờ học sinh teen toàn cao

thủ đỗ tốt nghiệp loại giỏi ở “Học viện mật mã” cả. Toàn viết loại chữ đọc xong chắc toét cả mắt (có khi lên mấy phẩy)...” .

Trên blog cá nhân, bạn gái có nickname Heo con bày tỏ “Nếu có thể,

hy vọng các bạn phấn đấu vì tiếng Việt của chúng ta giảm bớt cách viết rất rất phi tiếng Việt quay về với lối viết thông thường! Có thể khi chat chúng ta có thể: “hok, mài, nài, noá…” nhưng khi viết thành một đoạn văn thì tiếng Việt cần sự trong sáng”

Một ý kiến khác từ bạn có địa chỉ email phuc_ss@yahoọcom cho hay

“Tôi rất dị ứng với những thứ ngôn ngữ méo mó mà nhiều người Việt sử dụng trên blog hay dùng để chat. Với kiểu viết đó thì đến người Việt còn khó lòng hiểu hết được chứ chưa nói đến những người nước ngoài học tiếng Việt. Tôi nhớ ngày còn học cấp hai, chúng tôi có bài thảo luận về " Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", có rất nhiều ý kiến được đưa ra như phát âm chuẩn, viết đúng chính tả, sử dụng vốn từ thuần Việt rất phông phú trong hành văn hay trong lời nói, không nói tục chửi bậỵ.. Và bây giờ thì tôi nghĩ rằng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì chúng ta phải thêm vào việc không nên nghĩ ra những cách để "bóp méo", "hành hạ" khiến cho người ta không còn có thể nhận ra đấy là tiếng Viêt nữa

Còn ý kiến đƣợc gửi từ đại chỉ e mail dhultra_91@yahoọcom.vn

bày tỏ “Không thể nói thêm được điều gì ở đây ngoài hai chữ: Sốc, buồn! Tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

ngôn ngữ Việt một cách tuỳ tiện đến như vậỵ Theo tôi, việc "cải biên" lại tiếng Việt như trên một số diễn đàn, một số phòng chat trên mạng như hiện nay là không nên một chút nàọ Hơn thế nữa, đối tượng "cải biên" dạng này thường rơi vào các bạn trẻ, thế hệ 8x, 9x, vậy có thể chắc chắn rằng các bạn sẽ không dùng nó trong cuộc sống không? Những người dân tộc, người ở địa phương có những sắc thái ngôn ngữ riêng đến khi viết còn phải viết đúng chuẩn, viết theo cách viết của ngôn ngữ Việt Nam chuẩn quốc gia, vậy vì sao các bạn trẻ lại "biến hoá" nó trên những diễn đàn, phòng chat trên mạng như vậỷ Chẳng lẽ, chúng không phải văn bản?

Nhƣ thế, ngay chính những ngƣời cũng trong độ tuổi teen cũng có không ít bức xúc khó chịu khi hàng ngày phải tiếp xúc với thứ ngôn ngữ pha tạp nàỵ Các bạn trẻ đã bày tỏ thái độ của mình một cách thẳng thắn, không chấp nhận thứ ngôn ngữ biến dị mà những ngƣời thuộc thế hệ mình đang sáng tạo và phổ biến. Một bộ phận không nhỏ ngƣời trẻ tuổi đã dự đoán và lo ngại về một thứ tiếng Việt không còn là tiếng Việt nếu nhƣ tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra theo chiều hƣớng nhƣ hiện naỵ

Ngƣợc lại, “phe” cổ vũ cho ngôn ngữ teen cũng có những lý lẽ của riêng họ.

Jmdj, một thành viên của chatroom trƣờng THCS Lê Hồng Phong bình luận: “tùy môi trường viết, nếu chat chít, viết chơi mà pha thêm tí xì-teen thì

cũng hay chứ”. Hải Nam, học sinh lớp 11, Trƣờng THPT Việt Đức (Hà Nội)

cũng đồng ý với quan điểm trên: "Không nói như vậy thì lạc lõng lắm. Thậm

chí, bây giờ có nhiều bạn còn khó khăn khi đọc tiếng Việt bình thường”.

Một bạn khác có nickname là tuhsome Ma Cấp 2 bày tỏ “thực sự thì

mình không phải là người dùng ngôn ngữ 9x, và cũng không quen đọc chữ đấy, nhưng khi đọc được thì rất dễ hiểu được tâm trạng người viết, mọi người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

đều biết ngôn ngữ là dùng để giao tiếp, mà giao tiếp cũng được xem là một nghệ thuật, ngoài lời nói ra còn có thể dùng đến ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện ngữ điệu giọng nói… Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện giờ, thì các trang mạng xã hội, chat chit, email, trở nên vô cùng phổ biến, và mang lại nhiều lợi ích, nhưng con người khi giao tiếp với nhau qua mạng chỉ có thể diễn đạt bằng chữ viết, và những chữ thông thường này đôi khi là khó biểu lộ được hết tâm trạng, xúc cảm của teen, do chẳng thể hiện được ngôn ngữ cơ thể(nét mặt, cử chỉ...) hay ngữ điệu giọng nói, vì thế mà ngôn ngữ 9x đã rất thịnh hành, phát triển phổ biến hiện nay như một điều tất yếụ

Một bạn học sinh khác cũng tìm ra đƣợc những mặt tích cực của ngôn ngữ 9X, điều mà ngôn ngữ tiếng Việt ở dạng “trong” và “sáng” không đảm nhận đƣợc “ khi ghét nhau, bạn chửi: đếch, đách, dis mie, đờ mờ, vcl...dù cho

ý nghĩa có bậy bạ thế nào nhưng khi được viết dưới hình thức 9x thì những từ đó lại có vẻ giảm đi tính chất cộc cằn, thô thiển của từ gốc.Thà là vậy còn hơn nói thẳng thừng, trơn tru một cách lố lăng, trần trụi”

Lý giải cho cách dùng chữ kiểu kỳ dị này, Lê Thanh Nga, lớp 11 trƣờng THPT Lê Quý Đôn cũng chia sẻ, các bạn thích cách dùng chữ này vì nó ngộ ngộ, lạ và rất xì-tin. "Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong

điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự, tụi em có thể nhắn tin nhiều hơn, tiết kiệm tiền hơn. Ví dụ, khi em muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại em phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ em chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà các bạn vẫn hiểu được em đang nói gì",

Một nam học sinh lớp 10 trƣờng THPT Cửa Ông, thì kể, mẹ em kiểm soát sát sao… thƣờng hay la mắng và cấm đoán khi em nhắn tin với một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

bạn nữ nào trong lớp, nhƣng từ khi em chuyển sang cách nhắn tin toàn “ký hiệu”, mẹ vẫn kiểm tra nhƣng không bị la dù vẫn nói chuyện phiếm nhƣ trƣớc. "Em cảm thấy chữ viết như vậy rất vui và hầu như bạn bè em đều nhắn với nhau như thế. Có lần mẹ đọc tin nhắn trong điện thoại của em xong phá lên cười, rồi chỉ bảo “lo mà học hành không chết với tôi”, chứ chẳng cằn nhằn nhiều như trước.

Lại có những teen tỏ ra hết sức nghiêm túc về vấn đề này theo quan điểm của thế hệ mình, đã dành tâm sức viết hẳn một bài viết “dài hơi” một cách đầy trách nhiệm: “Mỗi thế hệ đều có 1 phong cách riêng mà. Không phải

là thế hệ 9x của Thỏ coi thường truyền thống hay ngôn ngữ nước mình. Cái nì chỉ là 1 chút phá cách của lớp thế hệ sau này thoaị Chẳng giấu gì, Thỏ cũng là 1 dân 9x và cũng hay t8m với bạn bè trên Y!M với những từ ngữ biến tấu như thế. Nói biến tấu ở đây ko có nghĩa là chế biến, xuyên tạc 1 cách quá đáng. Có thể sẽ có ng` ko thix ~ kiểu cách ăn nói như vậỵ Nhưng trong xã hội bây h, hiện tượng như thế ko phải là hiếm, và thường xảy ra với ~ lớp trẻ thuộc teen 8x,9x. Và cả báo HHT, và MT cũng vẫn sử dụng ~ từ ngữ này thường xuyên trong các bài viết và chuyên mục.Nói chuyện bằng những từ ngữ như vậy, Thỏ cảm thấy thoải mái hơn với bạn bè, 1 mặt Thỏ cũng thấy đó là kiểu nói rất dễ thương, vui tươi, thấm đậm 1 phong cách rất teen, rất học trò trong thời @ hiện naỵ Nhưng những cách nói như: nì (này), hum(hôm), đóăđó), thix(thích).v.v.., và những từ ngữ nói tắt 20k (20000đ), h (giờ), j`(gì).., thì đâu chỉ xảy ra tại nước mình, ngay cả ở nước ngoài, những teen ngoại vẫn hay viết tắt theo 1 phong cách của họ cơ mà. Nếu ai đã từng chat với ~ teen nước khác chắc cũng ko xa lạ gì với ~ từ ngữ như: als (age-location-sex), nice meet u 2, luv u, 4ever,4rum, plz, kool(cool),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

kute(cute),U2 (you too), hay đơn giản hơn là 1 câu hỏi thăm bình thường how r ủ (how are you)...

Vậy thì chẳng có gì để phản đối việc sử dụng ~ từ ngữ như vậy cả. Nói

như thế không có nghĩa là Thỏ hoàn toàn đồng ý vớ việc lạm dụng những từ ngữ như thế. Ví dụ như khi viết 1 bài văn, viết trên 4rum hay viết thư, thì nên hạn chế hay ko nhất thíêt phải sử dụng nó (nhưng nếu là 1 bức thư viết cho đứa cạ cứng cực thân thì ko có gì để phàn nàn).

Thế nên, sử dụng chính xác ngôn từ của người Việt ta lâu nay vẫn dùng

là việc hoàn toàn đúng, nhưng thỉnh thoảng cách điệu 1 chút để tạo ra 1 thứ gì đó làm cho cái thế giới vốn dĩ đã đa sắc, muôn hình vạn trạng có thêm 1 chút hương, màu sắc mới cũng hay hơn đó chứ…”

Nhƣ vây, cũng nhƣ đa số bạn cùng trang lứa, cô bé có nickname là

“Tho” này hoàn toàn đồng ý với việc sử dụng ngôn ngữ trên chatroom, blog

nhƣ hiện naỵ Cô bé này chỉ cho rằng đây là vấn đề thêm “điệu đà” mà thôịVấn đề này là hết sức nguy hiểm, có thể xem là vấn nạn của ngôn ngữ. Sẽ chẳng ai có ý kiến gì nếu nhƣ ngôn ngữ bog, trên chatroom chỉ dừng lại ở chức năng giải trí, trao đổi thông tin của một thế giới riêng. Vấn đề là nó đã bắt đầu vƣợt ra khỏi màn hình máy tính và xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày, vào đời thƣờng.

Các nhân viên trong đội kinh doanh của một công ty máy tính ở Hà Nội đã rất ngạc nhiên khi đồng loạt nhận đƣợc e-mail của sếp: “Tuân` naì 4nh -

dj coÔg ta’c, mOoị nguoƠì th4y nh4u +)i hOọp vs hoàn thAnh` nôt’ nhưg~ côg viÊc. -dà -dC, phân côg”. Nội dung đó đƣợc hiểu là: Tuần

này anh đi công tác, mọi ngƣời thay nhau đi họp và hoàn thành nốt những việc đã đƣợc phân công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Tìm hiểu ra mới biết, anh “sếp” nọ tuy hơi lớn tuổi nhƣng lại đang yêu một cô gái kém hơn chục tuổị “Ngôn ngữ” của cô bé ngày ngày cứ “thấm” dần thế là vị sếp mới sử dụng luôn trong các giao dịch thông thƣờng hàng ngàỵ

Một nhân viên công sở khác lại thƣờng xuyên nhận đƣợc email nhƣ:

“Cac’ câu hoj. cUạ chj. em dã trạ lời trog fjle -djnk’ kèm. Em rưt’ xjn lôĩ vj` dã làm trễ tjên’ -dộ kuạ chj. Chuk’ chj. cuoô’i tuần vuj!” (Các câu hỏi của chị em đã trả lời trong file đính kèm. Em rất xin lỗi vì

đã làm trễ tiến độ của chị. Chúc chị cuối tuần vui).

“Ngôn ngữ” kỳ quặc cũng đã bắt đầu xuất hiện trên các email hay giao dịch qua chat. Nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng “ngôn ngữ” kiểu “mật mã” nhƣ vậy trong các giao dịch mang tính chất nghiêm túc thì vừa là “đánh đố” ngƣời đọc vừa thiếu tôn trọng đối tác vì không phải ai cũng có thể đọc đƣợc những “mật mã” kiểu này hay biết rõ cách cài đặt phần mềm “giải mã”. Có ngƣời cũng đặt ra câu hỏi: “Tại sao không sử dụng cách viết thông thƣờng mà lại phải nghĩ ra những “mật mã” nhƣ vậỷ Việc giới trẻ có những sáng tạo mới hay có những cách thể hiện riêng là điều bình thƣờng. Tuy nhiên, việc sử dụng những “sự sáng tạo” quá khác thƣờng trong các mối quan hệ nghiêm túc có lẽ cũng cần phải có sự thay đổị Điều quan trọng là phải biết sử dụng những “sáng tạo” đó đúng lúc, đúng chỗ!

Một phần của tài liệu đặc điểm của ngôn ngữ chatroom trường hợp học sinh trung học phổ thông (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)