BÀI 63 (BỘ 2) CHU TRÌNH TRAO ĐỔI CACBON 1 Mục đích

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học THEO NHÓM hợp tác” (Trang 78 - 79)

- Vỏ cây dày, tầng bần phát triển: tạo lớp cách nhiệt tốt bảo vệ các cơ quan bên

BÀI 63 (BỘ 2) CHU TRÌNH TRAO ĐỔI CACBON 1 Mục đích

- Kiến thức: HS mô tả được sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh

địa hoá một cách khái quát, định nghĩa chu trình sinh địa hoá, nêu được ý nghĩa của chu trình đó.

- Kỹ năng: phân tích sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã, giữa quần xã và môi trường, khái quát hoá thế nào là chu trình sinh địa hoá.

- Giáo dục: quan điểm vật chất theo phạm trù triết học duy vật biện chứng (vật chất khác vật thể cụ thể ở chỗ nó không sinh ra, không mất đi mà chỉ luân chuyển)

2. Hoạt động giáo viên

Từ sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên, GV xây dựng PHT với yêu cầu:

Theo chiều mũi tên trong sơ đồ hình 63.1, hãy giải thích một các khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá.

3. Tổ chức học sinh

GV phát PHT cho các nhóm, mỗi nhóm 3 HS, yêu cầu các em thảo luận và hoàn thành sau 4 ph.

Đối với sơ đồ 63.1, GV cần gợi mở để HS thảo luận đúng hướng yêu cầu. GV phải cho HS thấy rõ đây là sơ đồ khái quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. Sơ đồ gồm 2 phần chính, vòng bên ngoài thể hiện chu trình sinh địa hoá, vòng bên trong thể hiện sự trao đổi vật chất trong quần xã.

Qua sơ đồ HS phải làm rõ mối liên hệ, sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa môi trường- quần xã và trong nội bộ quần xã diễn ra như thế nào.

Sau thời gian thảo luận, GV gọi một nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung, GV tổng kết lại và yêu cầu HS phát biểu chu trình sinh địa hoá, vai trò của chu trình sinh địa hoá trong sinh quyển.

4. Kết quả khám phá

- Trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã: sinh vật sản xuất qua quá trình quang tổng hợp đã tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2,…tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.

- Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên theo con đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.

BÀI 63 (BỘ 2) - CHU TRÌNH TRAO ĐỔI CACBON1. Mục đích 1. Mục đích

- Kiến thức: mô tả được sự tuần hoàn theo chu trình của cacbon. Giải thích được

tính chất tuần hoàn hở của chu trình - Kỹ năng:

+ Phân tích từng dạng tồn tại của C, khái quát hoá xâu chuỗi lại thành chu trình. + Vận dụng, giải thích nguyên nhân hiệu ứng nhà kính.

- Giáo dục: ý thức bảo vệ môi trường.

2. Hoạt động giáo viên

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

Từ chu trình cacbon, GV xây dựng PHT với các yêu cầu sau: Qua sơ đồ hình 63.2 và các kiến thức sinh học đã học, em hãy cho biết:

- Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí, đất?

- Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?

3. Tổ chức học sinh

- Chia nhóm: mỗi nhóm 4 HS

- Qui định thời gian hoạt động nhóm 4ph

- Hướng dẫn: GV gợi mở HS nên tách sơ đồ làm 4 phần chính: phần cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã, phần trao đổi trong quần xã, phần cacbon trở lại môi trường vô cơ, phần cacbon không trở lại chu trình.

4. Kết quả khám phá

- Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: C trong khí quyển được thực vật hấp thu, thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ có cacbon

- Cacbon trao đổi trong quần xã: trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

- Cacbon trở lại môi trường vô cơ: quá trình hô hấp ở thực vật, động vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vi sinh vật thải ra môi trường một lượng khí cacbonic lớn vào khí quyển. Các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa, …cũng thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí CO2.

- Không phải tất cả lượng C của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong đất, nước hình thành nên nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu lửa,…)

* Ghi chú:

Sau khi hoàn thành chu trình cacbon, GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế:

+ Em hiểu thế nào là hiệu ứng nhà kính? Hãy nêu một số hậu quả của hiệu ứng này và biện pháp hạn chế?

+ Quá trình lắng đọng chất vô cơ nói chung để hình thành nên các khoáng sản xảy ra như thế nào? Khoáng sản có phải là tài nguyên vô tận không? Tại sao phải sử dụng tiết kiệm nhiên liệu hoá thạch?

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học THEO NHÓM hợp tác” (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w