BÀI 58 (BỘ 2) CẠNH TRANH GIỮA HAI LOÀI TRÙNG CỎ 1 Mục đích

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học THEO NHÓM hợp tác” (Trang 73 - 74)

- Vỏ cây dày, tầng bần phát triển: tạo lớp cách nhiệt tốt bảo vệ các cơ quan bên

BÀI 58 (BỘ 2) CẠNH TRANH GIỮA HAI LOÀI TRÙNG CỎ 1 Mục đích

1. Mục đích

- Kiến thức:

+ HS quan sát hình và cho biết sự khác biệt về số lượng của 2 loài trùng cỏ khi nuôi riêng rẽ và khi nuôi chung, nhận xét sự khác biệt về hình thái và kích thước mỏ chim đối với nguồn thức ăn.

+ HS khái quát được thế nào là quan hệ cạnh tranh trong quần xã, nêu các điều kiện dẫn đến sự cạnh tranh, nguyên nhân và ảnh hưởng của mối quan hệ cạnh tranh đến những đặc điểm của sinh vật.

- Kỹ năng:

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

+ So sánh 3 dạng đồ thị

+ Khái quát ảnh hưởng mối quan hệ cạnh tranh đến sự phát triển của loài. + Vận dụng: nêu được ví dụ.

- Giáo dục: từ tác động của sự cạnh tranh đến sự phát triển của loài, HS có cái nhìn đúng đắn vế lối sống của con người, sự đố kỵ ghen ghét chỉ kìm hãm lẫn nhau, chỉ có quan hệ hữu nghị, hợp tác mới cùng nhau phát triển.

2. Hoạt động giáo viên

Từ đồ thị biểu diễn sự phát triển số lượng cá thể của 2 loài trùng cỏ khi nuôi chung và nuôi riêng, hình vẽ phân hoá hình thái mỏ chim đối với nguồn thức ăn, GV xây dựng PHT với cấu trúc như sau:

Hình 58.1

1. Quan sát hình 58.1 và hãy cho biết cạnh tranh đã ảnh hưởng như thế nào tới sự thay đổi số lượng cá thể của 2 loài trùng cỏ.

- Hình 58.2

2. Qua các ví dụ trong SGK hãy cho biết:

- Nguyên nhân nào đã dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trùng cỏ? - Cạnh tranh đã ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của sinh vật?

3. Tổ chức học sinh

GV phát PHT cho HS, một nhóm gồm 4 HS. GV hướng dẫn các làm việc trên PHT:

Câu 1: thời gian hoạt động là 2 ph.

Sau 2 ph GV yêu cầu một nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm mình, các nhóm khác đóng góp ý kiến.

Câu 2: thời gian hoạt động là 4ph GV yêu cầu HS:

+ Đọc SGK : một số ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các loài

+ Quan sát hình trên PHT và nhận xét sự khác biệt về kích thước mỏ chim tương ứng với nguồn thức ăn.

4. Kết quả khám phá

1. Quan sát hình 58.1 ta thấy cạnh tranh đã ảnh hưởng tới sự thay đổi số lượng cá thể của 2 loài trùng cỏ.

- Nếu nuôi riêng 2 loài thì số lượng cá thể mỗi loài tăng gần giống nhau theo thời gian.

- Khi thả 2 loài nuôi cùng với nhau thì xảy ra cạnh tranh. Loài 1 giảm số lượng nhanh chóng trong khi loài 2 số lượng có giảm nhưng ít hơn.

2.

- Nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật là sự tranh giành nguồn sống như: thức ăn, nơi ở, ánh sáng…

- Cạnh tranh đã ảnh hưởng tới những đặc điểm của sinh vật:

+ Hình thái: cạnh tranh dẫn tới sự phân hoá kích thước mỏ chim

+ Số lượng cá thể: 2 loài trùng cỏ nuôi chung số lượng sẽ giảm hơn so với nuôi riêng rẽ.

+ Sự phân bố cá thể: các loài cá trong ao cạnh tranh thức ăn làm cho mỗi loài thích nghi với một tầng nước nhất định.

+ Thời gian hoạt động cá thể: mỗi loài gồm 2 câu, HS lần lượt thảo luận và làm việc từng câu, xong câu 1 GV tổng kết rồi mới tiếp tục sang câu 2.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học THEO NHÓM hợp tác” (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w