BÀI 54 (BỘ 2) CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ 1 Mục đích:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học THEO NHÓM hợp tác” (Trang 71 - 72)

- Vỏ cây dày, tầng bần phát triển: tạo lớp cách nhiệt tốt bảo vệ các cơ quan bên

BÀI 54 (BỘ 2) CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ 1 Mục đích:

1. Mục đích:

- Kiến thức: HS quan sát hình và nêu được 4 giai đoạn tăng trưởng của quần thể ,

giải thích được các nguyên nhân ứng với mỗi giai đoạn tăng trưởng. - Kỹ năng:

+ Suy luận các nguyên nhân tác động đến số lượng cá thể quần thể ứng với mỗi giai đọan tăng trưởng.

+ Vận dụng: hiểu được các nguyên nhân làm giảm sự tăng trưởng của quần thể để có biện pháp tác động phù hợp, đúng lúc nhằm thu lợi nhuận cao trong sản xuất.

- Giáo dục: mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận, vai trò của lý luận đối với thực tiễn (đối chiếu sự tăng trưởng của quần thể theo lý thuyết và thực tế, từ đó có biện pháp tác động phù hợp).

2. Hoạt động giáo viên

Từ đồ thị mô tả các giai đoạn tăng trưởng thực tế của quần thể, thiết kế PHT với yêu cầu:

Quan sát hình 54.2 để giải thích 4 giai đoạn trên đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể.

3. Tổ chức học sinh

Sau khi xét I.1. Sự tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học, GV tiếp tục sang II.2. Tăng trưởng thực tế của quần thể và tạo tình huống: Có phải trong thực tế, số lượng cá thể quần thể luôn tăng trưởng theo cấp số nhân hay không? Có phải đường cong tăng trưởng của mọi loài lúc nào cũng có dạng chữ J?

GV phát PHT cho các nhóm HS, một nhóm là 4 HS ngồi cùng bàn hoặc 2 HS bàn trên quay xuống 2 HS bàn dưới. Trước khi thảo luận, GV yêu cầu các nhóm cho biết đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình dạng như thế nào? Tại sao lại như thế? GV kết luận: trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng hoàn toàn

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần thể, ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử vong luôn xảy ra. Vậy những nguyên nhân nào làm giảm sự tăng trưởng của quần thể? GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành PHT trong 5 ph. Sau đó ứng với mỗi giai đoạn tăng trưởng GV sẽ gọi một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung, GV tổng kết lại.

4. Kết quả khám phá

- Giai đoạn 1 - giai đoạn tăng chậm: do ban đầu số lượng cá thể có khả năng sinh sản còn ít.

- Giai đoạn 2 - giai đoạn tăng nhanh: khi môi trường thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, sức sinh sản đạt tối đa, số cá thể sinh ra lớn hơn số cá thể tử vong

- Giai đoạn 3 - giai đoạn tăng chậm lại: do nguồn sống môi trường giảm, mức sinh sản giảm dần và mức độ tử vong tăng.

- Giai đoạn 4 - giai đoạn ổn định: do có sự cân bằng giữa sức sinh sản và nhập cư so với mức tử vong và xuất cư.

*Ghi chú:

Để tập cho HS hợp tác nhóm, có thói quen suy luận và động não, GV nên xoá bỏ phần chữ giải thích trong 4 ô ở hình 54.2, chỉ giữ lại đường cong tăng trưởng và tên các giai đoạn tương ứng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “xây DỰNG PHIẾU học tập để tổ CHỨC học SINH học THEO NHÓM hợp tác” (Trang 71 - 72)