Thực hiện SXSH

Một phần của tài liệu Kiểm toán giảm thiểu chất thải và đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh (Trang 41 - 45)

III. XN chế biến thực phẩm XK Tân Thuận.

b. Nguyên lý hoạt động của dây chuyển

3.1.3.4. Thực hiện SXSH

Được sự giúp đỡ của dự án Seaquip, Công ty đã thực hiện một số cơ hội SXSH ( áp dụng cho mặt hàng tôm ), khi thực hiện SXSH đã tạo ra một sự chuyển biến thay đổi hẳn vế mặt nhận thức trong cán bộ_công nhân viên, bằng nhiều hình thức học tập, tuyên truyền, nhắc nhở, kết hợp với việc thông báo kết quả ( hiệu quả kinh tế khi thực hiện SXSH ) vào hàng tháng khi họp sản xuất, người lao động Công ty đã ý thức được sự đóng góp cụ thể của mỗi người vào việc tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất, để từ đó ủng hộ thực hiện chương trình SXSH trong Công ty.

Sau khi thực hiện SXSH đối với mặt hàng tôm, hiện nay công ty đang nghiên cứu mặt hàng mực ăn liền để từ đó thực hiện SXSH đối với mặt hàng này.

3.1.4. An toàn lao động

Điều kiện lao động và môi trường làm việc là những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến sức khoẻ, khả năng làm việc làm việc của người lao động, phần lớn lao động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến thuỷ sản vẫn là lao động thủ công, điều kiện lao động và an toàn kém. Các yếu tố độc hại xuất hiện trong môi trường lao động có ảnh hưởng xấu, có nguy cơ gây tác hại hay bệnh tật, tai nạn lao động cho người lao động trong quá trình làm việc.

Trong những năm gần đây Công ty đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu thị trường, hàng năm công ty đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới thiết bị công nghệ, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, cải tạo nhà xưởng thành khu vực sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm bớt lao động thủ công nặng nhọc độc hại cho người lao động đồng thời giảm

ô nhiễm môi trường xung quanh.

Mặc dù đã được cải thiện nhưng môi trường làm việc của công ty còn tồn tại một số yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng làm việc, khả năng lao động của người lao động như: do tính chất của nguyên liệu là thuỷ sản tươi sống ướp đá nên độ ẩm không khí vùng làm việc của công nhân vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép ( TCVSCP ) và ở mức xấp xỉ 90% ( TCVSCP là 80% ); tốc độ lưu chuyển không khí vùng làm việc còn thấp ( đã được cải thiện đáng kể sau khi lắp các máy điều hoà không khí) tạo nên một bầu không khí tù đọng tại một số khu vực chế biến; môi trường làm việc có nhiều mùi tanh hôi của thuỷ sản, kết hợp các loại hoá chất như H2S, co, NH3, N02, C02 tuy đều ở dưới mức tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhưng do không khí tù đọng nên cũng là nguyên nhân gây mỏi mệt, gây tác động xấu đến cơ quan hô hấp. Bên cạnh đó còn tồn tại các chất ăn mòn, tác nhân sinh học gây lở loét mẩn ngứa, nấm kẽ móng, dị ứng. Tác động đồng thời của hai yếu tố lạnh và ẩm là nguyên nhân phát triển bệnh họng xoang, viêm mũi dị ứng, cơ xương khớp.

Người lao động phải làm việc ở tư thế gần như tĩnh tại, đứng làm việc là chủ yếu kéo dài nhiều giờ, thường từ 10 -12 giờ mỗi ngày đăc biệt vào thời vụ. Tư thế làm việc này không những gây mệt mỏi, chóng mặt, mờ mắt, tê mỏi chân tay mà còn gây nên đau nhức ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Lao động căng thẳng, phải tập trung chú ý cao (85 - 90% ca lao động) và các thao tác lao động lập đi lập lại nhiều lần trong ca. Với các tác động tiêu cực tổng hợp của tất cả các yếu tố trên và tình trạng này kéo dài lâu ngày làm cho người lao động nhanh chóng bị mỏi mệt, suy giảm khả năng làm việc trong ca lao động và đặc biệt khó tránh khỏi việc mắc các bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp, như về da liễu (nấm kẽ ngón chân, ngón tay..), giãn tĩnh mạch chi dưới, xuống máu chân, viêm phế quản, mờ mắt, đau, sưng, nhức xương khớp...

Nhìn chung lực lượng lao động trong dây chuyền chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu của công ty trẻ và có sức khoẻ, sức khoẻ loại A, B ngày càng tăng, tuy nhiên cụ thể đối với từng nghề lại cho thấy sức khoẻ công nhân loại A, B ngày càng giảm. Sức khoẻ công nhân loại c

ngày càng giảm chỉ có thể giải thích là một số công nhân không còn đủ khả năng làm việc và phải ra khỏi dây truyền, điểu này làm cho tỷ lệ sức khoẻ loại A, B tăng lên.

Để cải thiện sức khoẻ của công nhân, Công ty đã và đang thực hiện công tác bảo hiểm lao động và an toàn vệ sinh lao động theo Bộ luật lao động và Pháp lệnh bảo hiểm lao động, Công ty thực hiện khá đầy đủ và nghiêm túc, cụ thể:

- Hàng năm Công ty đếu xây dựng kế hoạch mua sắm bảo hiểm lao động và các phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ theo tính chất lao động đảm nhiệm.

- TỔ chức giặt và bảo quản tập trung trang bị bảo hiểm lao động cá nhân, có phòng riêng để thay quần áo trước và sau khi ra vào khu vực chế biến.

- Công ty tổ chức mua 100% ba loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể) cho tất cả người lao động, riêng lao động mùa vụ thì tự mua bảo hiểm xã hội nhưng được tính vào đơn giá tiền lương khi ký hợp đồng.

- Hàng năm tổ chức học tập tuyên truyền huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Toàn bộ công nhân vào làm việc ở Công ty

Bảng 3.2_ Kết quả tổng hợp phân loại sức khoẻ của người lao động các năm

Tên nghê/cv 2000 2001 2003

Loai A Loại B Loại c Loại A Loại B Loại c Loại A Loại B Loại c

Tổng số hồ sơ 45 57 15 29 50 8 67 66 7 1 Tiếp nhận nguyên liệu 50 50 0 50 50 0 2 Sơ chế và phân cỡ 34 51 15 '32 58 10 3 Cấp đông, bảo quản 80 20 0 40 60 0 4 Cơ điện lạnh 50 40 10 0 0 0 5 Tính chung % 38 48 14 33 58 9 47,8 47,2 5

đều phải học nội quy an toàn lao động .

- Các máy móc thiết bị có khả năng gây nguy hiểm đều đăng kiểm theo qui định của Nhà nước. Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy, nội qui an toàn vệ sinh lao động, các biển báo những nơi dễ xảy ra tai nạn lao động hay biển chỉ dẫn nơi để dụng cụ hay nước rửa tay, rửa nguyên liệu.

- Thực hiện tốt thông tư 08 và thông tư 14 hướng dẫn về công tác thanh kiểm tra an toàn lao động. Hàng năm công ty có mời các cơ quan chức năng của Nhà nước đến kiểm tra đánh gía đo đạc các yếu tố vệ sinh môi trường và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động.

- Công ty cũng đã chú ý đến việc cải thiện điều kiện lao động như nâng cấp nhà xưởng, hệ thống thông hút gió, hệ thống chiếu sáng trong phân xưởng, trang bị xe đẩy chuyên dùng cho bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, xay đá cây để giảm bớt lao động cực nhọc vế thể lực. Đặc biệt Công ty đã đầu tư xây dựng khu phân xưởng mới sản xuất sạch đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu độc hại cho công nhân.

Một phần của tài liệu Kiểm toán giảm thiểu chất thải và đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Quảng Ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)