Những vấn đề chung về giá cả hàng hoá

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 40)

- Theo học thuyết Mác – Lênin, bất kỳ 1 loại hàng hoá nào đều có 1 giá trị. Giá trị hàng hoá là lượng lao động xã hội trung bình cần thiết để tạo ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được cấu thành từ 2 bộ phận: phần chi phí sản xuất để tạo thành sản phẩm hàng hoá (như chi phí NVL, khấu hao MMTB, tiền lương cho cán bộ công nhân viên...) và phần giá trị thặng dư do lao động sống tạo ra.

- Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế như quan hệ cung cầu, quan hệ thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, quan hệ tích luỹ – tiêu dùng.

- Giá cả của hàng hoá phải được hiểu dưới 2 giác độ khác nhau:

+ Dưới giác độ của người mua: giá cả là chi phí mà người mua phải bỏ ra (số tiền dự kiến) để nhận được quyền sở hữu hoặc quyển sử dụng hàng hoá hay dịch vụ mà mình muốn, nó được xác định từ sự hình dung về giá của người mua và được tính toán trên cơ sở giá cả hàng hoá trên thị trường.

+ Dưới giác độ người bán: giá cả là mức tiền tối đa mà người bán mong muốn nhận được tư người mua khi trao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình cho khách hàng.

- Đối với sản phẩm xây dựng, do đặc thù là 1 sản phẩm hàng hoá có giá trị lớn, liên quan đến nhiều người và được bán trước khi sản xuất, vì vậy trước khi mua sản phẩm xây dựng, người mua cần có sự hình dung về giá, cần có 1 khoảng ước lượng về giá để lựa chọn, quyết định và chuẩn bị ngân quỹ. Các nhà sản xuất (nhà thầu) cũng cần phải tính toán nhằm xác định ra giá mà nhà thầu mong muốn khách hàng

trả tiền trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu, khả năng tài chính, công nghệ, tổ chức quản lý và mục đích kinh doanh.

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 40)