Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 26)

- Thời gian hoàn vốn là thời gian tối thiểu vừa đủ để thu lại vốn đầu tư ban đầu. - Khi phân tích lựa chọn phương án, phương án nào có thời gian hoàn vốn nhỏ hơn sẽ là phương án được chọn.

Ví dụ: Dùng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn bằng phương pháp hiện giá để so sánh lựa chọn phương án.

Chỉ tiêu Năm Phương án 1 Phương án 2

Vốn đầu tư 0 200 300

Khấu hao + lãi 1 80 90

Khấu hao + lãi 2 90 110

Khấu hao + lãi 3 70 100

Khấu hao + lãi 4 100 120

Khấu hao + lãi 5 110 120

Tỷ suất chiết khấu 10% 10%

- Để xác định thời gián hoàn vốn của các phương án theo phương pháp hiện giá, ta lập bảng sau:

Năm Hệ số

quy đổi

Phương án 1 Phương án 2

Giá trị Hiện giá Cộng dồn

Giá trị Hiện giá Cộng dồn 0 1 -200 -200 -200 -300 -300 -300 1 0.91 80 72.8 72.8 90 81.9 81.9 2 0.83 90 74.7 147.5 110 91.3 173.2 3 0.75 70 52.5 200 100 75 248.2 4 0.68 100 120 81.6 329.8 5 0.62 110 120 - Từ kết quả ở bảng trên ta có:

+ Thời gian hoàn vốn của phương án 1 là Th1 = 3 năm.

+ Thời gian hoàn vốn của phương án 2 là 3 năm x2 tháng, với: 8 12 635 . 0 2 . 248 8 . 329 2 . 248 300 12 2 2 = = ⇒ − − = x x x ⇒ Th2 = 3 năm 8 tháng. Vởy ta chọn phương án 1.

3.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DAĐT3.4.1 Sự cần thiết 3.4.1 Sự cần thiết

- Hoạt động đầu tư phải được xem xét trên 2 góc độ: người đầu tư (người bỏ vốn) và nền kinh tế (cộng đồng).

- Mục tiêu chủ yếu của người đầu tư (các DN) là thu được lợi nhuận, nhưng không phải dự án nào có khả năng sinh lời cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế và xã hội. Do đó, đứng trên góc độ quản lý vĩ mô ta cần phải xem xét những lợi ích (hiệu quả) kinh tế – xã hội từ việc thực hiện dự án.

- Hiệu quả kinh tế – xã hội chính là kết quả so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế.

3.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá

- Tiêu chuẩn khái quát chung để đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội là tối đa hoá lợi ích công cộng, tối đa hoá phúc lợi tập thể.

- Tiêu chuẩn cụ thể bao gồm: nâng cao mức sống dân cư (thể hiện gián tiếp qua mức tăng sản phẩm quốc dân, tốc độ phát triển, tốc độ tăng lương...), phân phối lại thu nhập (thể hiện qua sự đóng góp của dự án vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư nghèo), gia tăng số lao động có việc làm, tận dụng khai thác tài nguyên, nâng cao năng suất lao động...

3.4.3 Phương pháp phân tích đánh giá

- Hiện nay có rất nhiều quan điểm và phương pháp phân tích kinh tế – xã hội, nhưng chưa có sự thống nhất về quy định nội dung và các chỉ tiêu tính toán. Các phương pháp này vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và mới chỉ tập trung vào các dự án phục vụ lợi ích công cộng là chính.

a) Phương pháp dùng giá kinh tế để phân tích đánh giá dự án

- Giá kinh tế (hay còn gọi là giá ẩn, giá mờ, giá tham khảo): là những giá trị tiền tệ ảo, không có giá trị chi trả thực tế mà chỉ dùng để xét đến lợi ích của việc phát triển kinh tế – xã hội.

- Ở phương pháp này người ta dùng giá kinh tế để tính toán các trị số: NPV, IRR và B/C nhưng theo giác độ kinh tế – xã hội vĩ mô.

b) Phương pháp phân tích và dẫn xuất đơn giản

- Phương pháp này chỉ dựa trên sự phân tích các kết quả tính toán theo quan điểm vĩ mô mà dự án đem lại. Nó bao gồm 1 số chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước. + Chỉ tiêu giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng.

+ Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm của dự án. + Góp phần phát triển kinh tế của địa phương nơi thực hiện dự án.

+ Sự phù hợp của dự án với đường lối phát triển kinh tế – xã hội và đường lối chính trị của đất nước...

c) Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí kinh tế cho các dự án

- Phương pháp này thường được dùng cho các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chung nền kinh tế xã hội. Đây là những dự án mà phần lớn là do Nhà nước đầu tư, nên lợi ích xã hội là các lợi ích mà những người sử dụng, khai thác dự án (trong đó có cả Nhà nước và dân cư) được hưởng.

- Đối với dự án XD CTGT thì những lợi ích đó là: Giảm thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển, tăng khối lượng vận chuyển, giảm tai nạn giao thông, tạo điều kiện phát triển văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 26)