Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh TỔNG CỘNG

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 50)

V CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở À

3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh TỔNG CỘNG

TỔNG CỘNG

c) Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

- Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau:

Trong đó:

T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. G: chi phí xd trước thuế.

GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế.

d) Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

- Chi phí tư vấn đầu tư xd được tính theo công thức:

1 1 (1 ) (1 ) n m GTGT GTGT TV i TVi j TVj i j G C x T D x T = = =∑ + +∑ + (5.18) Trong đó:

Ci: chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1ữn). Dj: chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính bằng lập dự toán (j = 1ữn).

TTviGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

TTVjGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xd thứ j tính bằng cách lập dự toán.

e) Xác định chi phí khác (GK)

- Chi phí khác được tính theo công thức sau:

1 1 (1 ) (1 ) n m GTGT GTGT K Ki j Kj i j G Cx T D x T = = =∑ + +∑ + (5.19) Trong đó: Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1ữn). Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j = 1ữm).

TKiGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ.

TKjGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.

g) Xác định chi phí dự phòng (GDP)

- Đối với các công trình có thời gian thực hiện ≤ 2 năm thì chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xd, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xd và chi phí khác được tính theo công thức:

GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (5.20)

- Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

- Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2 (5.21) Trong đó:

GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức:

GDP1 = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (5.22)

GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xd của từng loại công trình xd, khu vực và độ dài thời gian xd.

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNHSTT KHOẢN MỤC CHI PHÍ STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHI PHÍ TRƯỚC THUẾ THUẾ GTGT CHI PHÍ SAU THUẾ [1] [2] [3] [4] [5] 1 Chi phí xây dựng GXD 2 Chi phí thiết bị GTB

3 Chi phí quản lý dự án GQLDA

4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng GTV

4.1 Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc 4.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình ... ...

5 Chi phí khác GK

5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ 5.2 Chi phí bảo hiểm công trình

... ...

6 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP

6.1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh GDP1

6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6) GXDCT

5.4 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT KẾ, DỰ TOÁN

5.4.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ

- Việc tiến hành công tác khảo sát và lập các tài liệu thiết kế, dự toán là nhiệm vụ trực tiếp của cả 1 hệ thống các cơ quan, các khâu khác nhau trong ngành xây dựng như:

+ Các công ty tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng. + Viện khoa học kỹ thuật.

+ Các phòng thiết kế của các cơ quan chuyên ngành và các cơ quan chức năng như các Tổng công ty, Công ty...

+ Các trung tâm tư vấn của các trường Đại học...

- Trong hệ thống các khâu thiết kế nguyên tắc bao trùm hoạt động của cả hệ thống là nguyên tắc chuyên môn hoá và hợp tác hoá.

+ Chuyên môn hoá: tức là mỗi khâu, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm chuyên khảo sát thiết kế 1 hay 1 số loại công trình nhất định. Ví dụ như cơ quan chuyên thiết kế cầu, cơ quan thiết kế đường...

+ Hợp tác hoá: là yêu cầu tất yếu sau khi thực hiện chuyên môn hoá. Hợp tác hoá là thực hiện việc hợp tác giữa các khâu và giữa các cơ quan thiết kế để thực hiện thiết kế các công trình tổng hợp. Việc hợp tác hoá có thể thực hiện thông qua chế độ tổng nhận thầu thiết kế. Cơ quan tổng nhận thầu có thể khảo sát thiết kế toàn bộ đồ án công trình hay có thể giao nhận thầu lại 1 phần cho các cơ quan thiết kế chuyên ngành. Cơ quan tổng nhận thầu chịu trách nhiệm tổ chức phối hợp tiến độ và chất lượng của toàn bộ đồ án thiết kế.

- Quá trình thiết kế là quá trình biến ý tưởng của dự án thành sản phẩm xd được thể hiện trên giấy. Trong quá trình thiết kế sẽ đưa ra các phương án thiết kế khác nhau do đó 1 tất yếu khách quan là phải so sánh lựa chọn phương án để chọn ra 1 phương án có hiệu quả nhất.

- Ngoài các phương pháp tính hiệu quả vốn đầu tư, so sánh lựa chọn phương án thiết kế nêu ở chương trước, để đánh giá đúng các giải pháp thiết kế và có thể áp dụng được các phương pháp đã trình bày đó thì cần phải lập 1 hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Hệ thống các chỉ tiêu so sánh phương án thiết kế được chia ra làm 2 nhóm:

+ Nhóm chỉ tiêu chung: dùng để đánh giá tổng hợp đặc tính kinh tế của công trình. Trong nhóm này gồm các chỉ tiêu chính sau: Vốn đầu tư để xây dựng công trình; Diện tích xây dựng, diện tích chiếm dụng đất; Thời gian xây dựng; Giá thành 1 đơn vị sản phẩm.

+ Nhóm chỉ tiêu cá biệt: dùng để đánh giá từng phần của đồ án thiết kế. Trong nhóm này gồm các chỉ tiêu sau: Chiều dài công trình và hệ số kéo dài tuyến; Khối lượng chủ yếu (khối lượng đào đắp trên 1 Km, số mét cầu/1Km...)

5.4.3 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ - Để nâng cao chất lượng công tác thiết kế cùng với việc thực hiện chuyên môn - Để nâng cao chất lượng công tác thiết kế cùng với việc thực hiện chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong thiết kế, thực hiện chế độ tổng thầu thiết kế thì còn cần phải hoàn thiện hệ thống cơ quan thiết kế, tăng cường đội ngũ và nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thiết kế, áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật và công tác thiết kế phù hợp với hoàn cảnh nước ta.

- Một trong những phương hướng quan trọng của tiến bộ kỹ thuật trong thiết kế các công trình xd cầu đường là thực hiện thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá, định hình hoá mà biểu hiện tập trung là thiết kế định hình.

+ Thiết kế định hình là những thiết kế có thể sử dụng nhiều lần trong việc xd 1 số lượng lớn các công trình cùng loại. Khi lập thiết kế định hình người thiết kế không xuất phát từ những điều kiện cá biệt của địa điểm xd nào đó mà phải xuất phát từ những điều thường gặp nhất, từ những đòi hỏi phổ biến nhất đối với loại công trình được thiết kế và từ những giải pháp kinh tế kỹ thuật hiện đại nhất.

+ Thiết kế định hình được phát triển theo 3 dạng chủ yếu đó là: Thiết kế định hình cho toàn bộ công trình; Thiết kế định hình cho từng bộ phận lặp lại của công trình và Thiết kế định hình cho từng yếu tố và kết cấu riêng biệt của công trình.

+ Thiết kế định hình có quan hệ mật thiết với công nghiệp hoá xd cầu đường, tạo điều kiện để thực hiện việc cơ giới hoá thi công, xây dựng theo phương pháp lắp ghép và phương pháp thi công dây chuyền, giảm thời gian và chi phí so với thiết kế đơn chiếc.

5.4.3 QUẢN LÝ GIÁ SẢN PHẨM XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 50)