Thành phần của công nghệ xây dựng

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 29)

- Công nghệ xây dựng bao gồm 4 thành phần cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thống nhất đó là: kỹ thuật, con người, thông tin, tổ chức.

a) Phần công nghệ hàm chứa kỹ thuật – Technoware (T)

- Thành phần này bao gồm: máy móc thiết bị, công cụ, vật liệu...nói chung là các phương tiện kỹ thuật. Nó được coi là phần cứng của công nghệ, không có máy móc thiết bị, công cụ...thì không có công nghệ, nhưng không thể coi công nghệ là máy móc, thiết bị hoặc chỉ là máy móc thiết bị.

- Kỹ thuật là phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào và trong xd cũng vậy. Nhờ có máy móc thiết bị, nhờ các phương tiện và các công cụ khác mà giảm được sức lao động nặng nhọc của con người, gia tăng sức mạnh trí tuệ, rút ngắn thời gian lao động, nâng cao mức độ chính xác...

b) Phần công nghệ hàm chứa con người – Humanware (H)

- Phần này gồm những kinh nghiệm, kiến thức uyên thâm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề thành thạo, tính sáng tạo và đạo đức trong lao động hay còn gọi là phần con người trong công nghệ.

- Phần con người đóng vai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào và trong công nghệ xd cũng vậy, con người sáng tạo ra máy móc thiết bị, con người làm cho máy móc thiết bị hoạt động đồng thời con người còn có thể cải tiến, mở rộng các tính năng của nó. Sự phức tạp và vai trò của con người trong hoạt động xd không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng làm việc mà còn ở thái độ của từng cá nhân đối với công việc. Điều này liên quan đến thông tin và tri thức mà con người được trang bị và hành vi của họ dưới sự điều hành của tổ chức, thái độ tôn trọng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức...

- Phần này bao gồm: dữ liệu, thuyết minh, dự án, thiết kế, phương pháp, giải pháp kỹ thuật...Phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi: làm cái gì? và làm thế nào?. Nhờ các tri thức áp dụng trong công nghệ mà các sản phẩm xd ngày nay có đặc trưng mà sản phẩm cùng loại với công nghệ cũ ở những năm trước không thể có được (như cầu dây văng, cọc khoan nhồi, bê tông dự ứng lực...).

- Phần thông tin là sức mạnh của 1 công nghệ, tất nhiên sức mạnh của công nghệ hay bất kỳ yếu tố nào của công nghệ lại phụ thuộc con người. Con người sáng tạo ra chúng và con người trong quá trình sử dụng sẽ bổ sung, cập nhật các thông tin của công nghệ. Đó cũng là nguyên nhân và là yêu cầu để đáp ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ.

e) Phần công nghệ hàm chứa tổ chức –Orgaware (O)

- Phần này được thể hiện trong thiết chế tổ chức, các thẩm quyền, trách nhiệm, phương pháp, sự liên kết phối hợp quản lý, các kế hoạch, các chính sách hay còn gọi là phần cơ cấu.

- Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà, phối hợp 3 thành phần trên của công nghệ. Nó là công cụ để quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, kích thích, động viên thúc đẩy và kiểm soát mọi hoạt động trong công nghệ. Phần tổ chức được đánh giá là động lực của công nghệ và biến đổi cho phù hợp với sự biến đổi của 3 thành phần trên của công nghệ. Vì vậy, mức độ phức tạp của phần tổ chức trong công nghệ cũng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của 3 thành phần còn lại của công nghệ.

- Các thành phần của 1 công nghệ có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào. Mỗi thành phần đều có 1 giới hạn tối thiểu và tối đa để có thể hoạt động biến đổi mà không mất đi tính tối ưu hoặc tính hiệu quả của mình. Hiểu rõ chức năng và mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của công nghệ sẽ khắc phục được lãng phí trong đầu tư trang thiết bị, đảm bảo tính tương đồng giữa các thành phần khác, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.

6.1.2 TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG1) Khái niệm 1) Khái niệm

- Tiến bộ công nghệ là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần công nghệ hiện có. Nó là bước đầu của đổi mới công nghệ, là kết quả của sự phát triển của khoa học và nâng cao trình độ văn hoá của xã hội.

+ Đổi mới công nghệ là sự thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới ở tất cả các thành phần của công nghệ. Nó có được nhờ tích luỹ của những cải tiến kỹ thuật, tiến bộ công nghệ trong từng thành phần, ở từng giai đoạn phát triển.

- Tuỳ từng ngành kinh tế mà tiến bộ công nghệ có nội dung cụ thể của mình. Trong xây dựng, tiến bộ công nghệ là cơ giới hoá, công nghiệp hoá sản xuất xây lắp, tiêu chuẩn hoá, định hình hoá các cấu kiện, các bộ phận cấu thành công trình, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và tổ chức sản xuất, nguồn nhân lực ổn định với trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động được nâng cao.

- Mục tiêu chính của tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực xây dựng là:

+ Rút ngắn thời gian xd, tăng khối lượng sản phẩm, đạt được mức tăng trưởng cao trong xd các công trình giao thông.

+ Đảm bảo chất lượng công trình xd, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, giảm nhẹ lao động và nâng cao năng suất lao động...

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w