Chỉ tiêu đánh giá trình độ CNH xd

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 33)

- Để đánh giá trình độ CNH xd,về nguyên tắc chúng ta phải sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như chỉ tiêu do mức độ cơ giới hoá, chỉ tiêu do mức độ áp dụng phương pháp lắp ghép, chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá...Mỗi chỉ tiêu đều có những mặt ưu và nhược điểm nhưng vẫn hạn chế ở mức là chỉ phản ánh từng nội dung riêng biệt của CNH xd. Do vậy ta có thể áp dụng 1 chỉ tiêu phản ánh tương đối tổng hợp trình độ CNH xd đó là:

0 0 ts CNH T T K T − = Trong đó: KCNH là hệ số CNH. T0 là tổng chi phí lao động: T0 = Tsx + Ttg + Tts

Tsx là các chi phs lao động để sx ra các thành phẩm, cấu kiện, chi tiết lắp sẵn.

Ttg là chi phí lắp ghép các cấu kiện, chi tiết đó tại công trường.

Tts là các chi phí cần thiết trước và sau khi lắp ghép các cấu kiện vào công trình.

6.1.4 CƠ GIỚI HOÁ XÂY DỰNG1) Khái niệm 1) Khái niệm

- Cơ giới hoá xây dựng là quá trình thay thế lao động thủ công vốn vẫn dựa vào sức lao động của con người là chính bằng các công cụ lao động (máy móc, thiết bị) hoàn thiện hơn.

- Quá trình cơ giới hoá thực chất là quá trình hoàn thiện công cụ lao động. Nếu như trong sx thủ công con người là động lực chính thì trong cơ giới hoá nhiều chức năng của người lao động dần dần được máy móc thiết bị thay thế.

2) Nội dung

Tuỳ thuộc vào phạm vi và tính chất cơ giới hoá các quá trình sx, người ta phân biệt mức độ cơ giới hoá như sau:

- Cơ giới hoá từng phần: tức là chỉ có từng loại công tác riêng biệt thậm chí chỉ có từng bước công việc riêng biệt được cơ giới hoá, lao động thủ công vẫn còn chiếm phần chính.

- Cơ giới hoá đầy đủ (đồng bộ): ở đây máy móc thực hiện tất cả các quá trình sx hay tất cả các bước công việc tạo thành quá trình sx đó, lao động thủ công được giải phóng trừ 1 phần liên quan đến việc điều khiển máy.

- Tự động hoá: Trong tự động hoá, tất cả các công việc của quá trình sx xd đều do máy móc thực hiện theo 1 chương trình định sẵn mà không có sự điều khiển của con người, trừ chức năng kiểm tra. Tự động hoá lại được chia ra thành:

+ Tự động hoá từng phần: tức là 1 phần công việc do các hệ thống máy móc thiết bị làm, phần còn lại do con người thực hiện.

+ Tự động hoá toàn bộ: trong tự động hoá toàn bộ thì tất cả các chức năng làm việc và chức năng điều khiển đều được cơ giới hoá, con người chỉ thực hiện chức năng tra sự hoạt động của máy móc theo chương trình có sẵn và làm công việc bảo dưỡng máy móc.

- Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ đáng kể thì việc thực hiện cơ giới hoá có ý nghĩa rất lớn. Việc chuyển sang mức độ cơ giới hoá cao hơn, nói chung bao giờ cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do vậy 1 trong những nhiệm vụ trực tiếp quan trọng nhất của tiến bộ công nghệ trong xd là không ngừng nâng cao mức độ cơ giới hoá công tác xây lắp. Chúng ta có thể thực hiện cơ giới hoá công tác xây lắp bằng 2 cách:

+ Một là tiến thẳng lên cơ khí hiện đại trong điều kiện cho phép. + Hai là tuần tự từ thủ công lên nửa cơ giới và cơ giới.

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 33)