V CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở À
b) Tổ chức quá trình và nơi làm việc
*Khái niệm
- Nơi làm việc là khoảng không gian cần thiết để bố trí, xếp đặt các máy móc thiết bị, đối tượng lao động và sản phẩm xây dựng, cũng như để cho công nhân và máy móc thiết bị tham gia quá trình xây dựng đi lại, hoạt động.
- Nơi làm việc trong xây dựng được phân chia thành nơi làm việc cố định (như nhà máy BTAF, bãi kết cấu BTCT, kho, bộ phận quản lý...), nơi làm việc bán cố định
(trạm BTAF di động, bãi tạm thời...), nơi làm việc di động theo thời kỳ (lắp đặt các công trình nhân tạo, các công tác tập trung...) và nơi làm việc di động thường xuyên (công tác đất, xây dựng áo đường...).
* Nội dung của tổ chức quá trình lao động và nơi làm việc
- Xác định cơ cấu về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động tham gia vào sản xuất.
- Bố trí mặt bằng thi công, bố trí nơi làm việc và sự di chuyển của lao động trên mặt bằng thi công sao cho người lao động phải di chuyển ít nhất.
- Quá trình làm việc thoải mái đảm bảo tư thế làm việc thuận lợi và phương pháp thao tác lao động hợp lý.
- Cung cấp NVL đầy đủ, đúng tiến độ; phục vụ sinh hoạt cho người lao động thật tốt.
- Tổ chức thi công hợp lý, cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trường mà chọn các hình thức tổ chức tổ, đội chuyên môn hoá hay đa năng.
- Trong xây dựng hiện nay, khối lượng công tác thủ công còn rất lớn do đó số lượng công nhân làm công tác thủ công vẫn còn nhiều, vì vậy cùng với việc nâng cao mức độ cơ giới hoá cần đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chế tạo và áp dụng những công cụ, dụng cụ cải tiến đảm bảo giảm chi phí lao động, thuận lợi cho công tác.
- Phát huy quyền làm chủ của người lao động.
- Củng cố, tăng cường kỹ thuật lao động, kết hợp với khuyến khích vật chất để phát huy tính tự giác và trách nhiệm của người lao động đối với công việc của mình.
6.2 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP NGHIỆP XÂY LẮP
6.2.1 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
- Định mức lao động là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành 1 công tác nào đó trong 1 điều kiện nhất định.
- Trong sản xuất người ta thường áp dụng 1 số chỉ tiêu: định mức thời gian, định mức chi phí lao động, định mức sản lượng, định mức thời gian của máy và định mức năng suất máy.
- Trong thực tế các định mức lao động được phân thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo cách phân loại:
+ Phân theo thời gian có hiệu quả của định mức thì người ta phân ra thành định mức thường xuyên và định mức tạm thời.
+ Phân theo đối tượng định mức có 2 loại là định mức chi tiết và định mức tổng hợp.
+ Phân theo mức độ phổ biến, thì phân ra thành 3 loại là định mức thống nhất, định mức chuẩn và định mức riêng biệt.
6.3.2 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
- Năng suất lao động (NSLĐ) là khả năng của con người sáng tạo ra 1 số lượng sản phẩm vật chất có ích trong 1 thời gian nhất định.
- Năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.