Hệ thống cấp bậc tiền lương

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 65)

V CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở À

2. Hệ thống cấp bậc tiền lương

a) Bảng lương

Bảng lương do Nhà nước ban hành gồm:

- Bảng lương cho các khối cán bộ và công nhân ở khu vực Nhà nước (cơ quan Nhà nước và các đơn vị hành chính sự nghiệp) như: cán bộ dân cử, công chức và viên chức, sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, chuyên gia cao cấp.

- Bảng lương cho các DNNN (Công ty Nhà nước: Tổng công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập; Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước thành lập).

b) Ngạch lương

- Ngạch lương là 1 bộ phận của bảng lương vì mỗi bảng lương của 1 ngành nào đó lại được chia thành các ngạch lương. Ví dụ như:

+ Với khối hành chính có các ngạch: Cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.

+ Với khối kỹ thuật có các ngạch: Kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp.

+ Với khối cán bộ kinh tế có các ngạch: Nhân viên chuyên môn, kinh tế viên, kinh tế viên chính, kinh tế viên cao cấp.

c) Thang lương

- Thang lương là bảng so sánh việc trả công cho các loại lao động khác nhau theo trình độ thành thạo của họ. Mỗi thang lương có 1 số bậc và hệ số cấp bậc tương ứng. - Thang lương biểu diễn các mức lương khác nhau trong cùng 1 ngạch lương. Và với mỗi ngạch lương sẽ có 1 thang lương tương ứng.

- Là biểu diễn so sánh quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các bậc.

- Vấn đề quan trọng trong thang lương là xác định số bậc lương trong 1 thang lương và khoảng cách giữa các bậc. Nếu tính chất sản xuất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao, yêu cầu trình độ công nhân lành nghề thì số cấp bậc trong thang lương càng nhiều và ngược lại.

- Việc xác định mức chênh lệch giữa các bậc phải dựa vào điều kiện quỹ lương của Nhà nước và của DN, đồng thời phải tính đến nhân tố kích thích lao động. Cụ thể: Nếu 1 thang lương có quá nhiều bậc thì việc xếp lương sẽ dễ dàng nhưng không kích thích được người công nhân phấn đấu tăng lương. Ngược lại, nếu 1 thang lương có quá ít bậc thì sẽ kích thích được người lao động cố gắng để tăng lương nhưng việc xếp lương sẽ khó khăn và dễ gây ra hiện tượng tiêu cực.

- Trong XDCB hiện nay chúng ta đang áp dụng bảng lương A1.8 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 4 tháng 12 năm 2004:

NHÓM/HỆ SỐ BẬC I II III IV V VI VII Nhóm I - Hệ số: 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Nhóm II - Hệ số: 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Nhóm III - Hệ số: 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90 - Trong đó:

+ Nhóm I gồm: Mộc, nề, sắt; Lắp ghép cấu kiện, thí nghiệm hiện trường; Sơn, vôi, cắt kính; Bê tông; Duy tu, bảo dưỡng đường, sân bay; Sửa chữa cơ khí tại hiện trường và các công việc thủ công khác.

+ Nhóm II gồm: Vận hành các loại máy xây dựng; Khảo sát, đo đạc xây dựng; Lắp đặt máy mộc, thiết bị, đường ống; Bảo dưỡng máy thi công; Xây dựng đường giao thông; Tuần đường, tuần cầu; Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa; Kéo phà, kéo cầu phao thủ công.

+ Nhóm III gồm: Xây lắp đường điện cao thế; Xây lắp cầu; Xây lắp công trình thuỷ; Xây dựng đường sân bay; Xây dựng công trình ngầm; Xây dựng công trình ngoài biển; Đại tu, làm mới đường sắt.

d) Mức lương

- Mức lương là số tuyệt đối về tiền lương trả cho người lao động trong 1 đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng).

- Mức lương cùng bậc của các ngành sx khác nhau là khác nhau, nó thể hiện sự ưu tiên của xã hội là khác nhau đối với tính cần thiết của ngành nghề, tính chất sản xuất và điều kiện sinh hoạt làm việc…

- Mức lương bậc 1 (mức lương tối thiểu) của mỗi thang lương được quy định làm căn cứ để trả lương cho các bậc tiếp theo:

Ln = Kn . L1

Trong đó:

L1, Ln: là mức lương của bậc 1 và bậc n.

Kn: hệ số cấp bậc lương (có sẵn của mỗi người).

Note: - Hiện nay theo Nghị định số 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung để trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 là 540 nghìn đồng/tháng.

6.4.3 CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG

a) Hình thức tiền lương theo thời gian

- Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức mà tiền lương được trả trên cơ sở thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian.

Tiền lương ngày = Số giờ làm việc trong ngày x Đơn giá tiền lương giờ Tiền lương tháng = Số ngày làm việc trong tháng x Đơn giá tiền lương ngày - Có 2 loại lương thời gian:

+ Lương thời gian giản đơn: Tiền lương nhận được = Thời gian lao động x Đơn giá tiền tính cho 1 đơn vị thời gian.

+ Lương thời gian có thưởng: Tiền lương nhận được = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng.

- Ưu điểm của hình thức tiền lương theo thời gian là: + Tính toán đơn giản, dễ xác định.

+ Phản ánh 1 phần chất lượng lao động, điều kiện lao động và trình độ lao động của người công nhân thông qua đơn giá tiền lương ứng với mỗi ngành nghề.

- Nhược điểm:

+ Vi phạm nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm. + Không đánh giá chính xác được kết quả làm việc của người lao động.

+ Không kích thích được sự sáng tạo, tự giác và tăng năng suất của người lao động, có thể nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa.

- Phạm vi áp dụng:

+ Hình thức lương thời gian được áp dụng cho những trường hợp khi khối lượng công việc không thể đo tính được rõ ràng và áp dụng cho tiền lương của cán bộ quản lý, công chức, viên chức.

b) Hình thức tiền lương theo sản phẩm

- Theo hình thức này thì tiền lương của công nhân nhận được trong 1 thời gian nào đó = Số sản phẩm do họ làm ra x Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm.

- Tiền lương theo sản phẩm được chia ra thành các loại:

+ Tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế = Số sản phẩm làm ra x Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm.

+ Tiền lương sản phẩm gián tiếp: dùng để trả lương cho những công nhân phụ mà năng suất của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của công nhân chính, nó được xác định bằng tích giữa số sản phẩm lao động gián tiếp với đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm gián tiếp.

+ Tiền lương sản phẩm có thưởng: được xác định bằng tiền lương sản phẩm trực tiếp cộng với các khoản tiền thưởng.

+ Tiền lương sản phẩm luỹ tiến (luỹ kế): đối với số lượng sản phẩm nằm trong định mức được trả theo đơn giá tiền lương cố định, còn số sản phẩm vượt định mức được trả theo đơn giá tăng dần.

+ Lương khoán gọn: được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, đơn giá khoán và thời gian hoàn thành công việc. Lương khoán gọn không phụ thuộc vào số lượng lao động của đơn vị nhận khoán. Tiền lương của mỗi cá nhân trong tổ, đội nhận khoán được phân phối theo số lượng, chất lượng và có xét đến tinh thần, thái độ (do nội bộ đơn vị nhận khoán phân chia).

Một phần của tài liệu bài giảng môn kinh tế xây dựng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w