Mối quan hệ giữa các BPSP

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm giúp học sinh thpt điện biên tích cực học tập môn toán (Trang 73 - 77)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.6.Mối quan hệ giữa các BPSP

Trên đây chúng tôi mạnh dạn đề xuất 5 BPSP nhằm nâng cao tính tích cực học tập môn Toán THPT cho HS ở Điện Biên.

Có thể thấy rằng 5 biện pháp dạy học này đều mang lại những hiệu quả nhất định đối với quá trình dạy học của cả thầy và trò.

Nhƣng thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng: Thông thƣờng, GV không chọn sử dụng một BPSP nào duy nhất, độc tôn cho một giờ học Toán. Bởi lẽ: Mỗi BPSP trên đây đều có những ƣu điểm và hạn chế riêng. Đồng thời từng biện pháp cũng cần có đủ điều kiện để thực hiện một cách hiệu quả.

Chúng ta có thể thấy biện pháp lựa chọn nội dung dạy học là biện pháp cơ sở của dạy học Toán. Khi chúng ta đã lựa chọn đƣợc nội dung bài học tức là đã xác định đƣợc những đơn vị kiến thức phù hợp với đối tƣợng HS. Từ đó GV lựa chọn các PPDH khác nhau để tác động đến các đối tƣợng nhận thức khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Biện pháp lựa chọn nội dung là cơ sở cho biện pháp lựa chọn các PPDH. Hai biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau cùng tác động đến tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học Toán. Lựa chọn đúng và sử dụng phối hợp có hiệu quả các PPDH sẽ làm cho những đơn vị kiến thức GV đã chọn lựa trƣớc đó trở nên dễ dàng chiếm lĩnh với HS, biến những kiến thức Toán học vốn khó, trừu tƣợng và khô khan trở nên dễ nhận diện, dễ nhớ, dễ làm.

Biện pháp Tăng cƣờng sử dụng các ví dụ và tình huống thực tế trong dạy Toán là biện pháp hỗ trợ cho biện pháp lựa chọn nội dung và lựa chọn và phối hợp các PPDH để tăng cƣờng hoạt động học Toán của HS. Bởi vì kiến thức Toán học vốn trừu tƣợng, khi HS không thể hiểu nội dung của bài, GV đã cố gắng gợi mở mà không thể làm cho các em nhận diện và hiểu bản chất của kiến thức, khi ấy GV cần sử dụng tình huống thực tế và các ví dụ để các em dễ hình dung. Từ đó HS có thể hiểu bài và biết vận dụng kiến thức đƣợc học vào trong cuộc sống. Đối tƣợng HS THPT ở Điện Biên thƣờng rất yếu về tƣ duy trừu tƣợng, các em thƣờng đánh giá, nhận xét mọi vấn đề dựa trên thực tiễn những gì các em nhìn thấy, trải nghiệm. Việc tăng cƣờng sử dụng các ví dụ và tình huống thực tế trong dạy học Toán tạo cho HS sự hứng thú và niềm say mê khám phá Toán học.

tham vọng giúp HS chiếm lĩnh toàn bộ tri thức của bài học. Các giờ học buổi chiều hoặc các buổi ngoại khóa Toán học sẽ là cơ hội cho HS tìm hiểu, trao đổi, giao lƣu để củng cố, bổ sung những kiến thức Toán học trên lớp. Biện pháp này hỗ trợ cho biện pháp lựa chọn nội dung và lựa chọn và sử dụng các PPDH trong dạy học Toán. Ngoại khóa là hình thức hoạt động khá thoải mái về thời gian và nội dung bài học, GV có thể tận dụng lợi thế của biện pháp này để tạo cho HS hứng thú, bồi đắp niềm say mê với môn học này qua các trò chơi, các cuộc thi giải Toán nhanh, các chủ đề thảo luận ...

Chúng tôi đều thống nhất quan điểm không có một biện pháp dạy học nào là độc tôn trong một giờ học. Mỗi biện pháp đều có những ƣu điểm và cả những hạn chế riêng. Điều quan trọng là GV biết tiết chế và sử dụng chúng một cách linh hoạt và hiệu quả. Làm đƣợc điều đó không dễ nhƣng nếu GV tâm huyết chắc chắn sẽ thành công.

Ví dụ:

Để dạy bài “Phép đối xứng trục” trong “Hình học nâng cao lớp 11”, chúng tôi đã đan xen một số biện pháp nhƣ sau:

Vì là đối tƣợng HS tƣơng đối khá nên chúng tôi chủ động dạy kĩ các nội dung kiến thức cùng với một số ví dụ khắc sâu cho HS, cụ thể:

+ Trong phần kiểm tra bài cũ, GV cho HS nêu ĐN phép dời hình và các tính chất của phép dời hình? Đặt vấn đề vào bài học (có cho HS xem một số hình ảnh của những hình có trục đối xứng)

+ Thông qua việc yêu cầu HS lên bảng dựng ảnh của một điểm qua một đƣờng thẳng cho trƣớc, GV đắt vấn đề đƣa tới định nghĩa phép đối xứng trục cho HS.

+ Để củng cố định nghĩa, GV có thể đƣa ra ví dụ sau: Cho hình thoi ABCD. Tìm ảnh của các điểm A, B, C, D qua phép đx trục AC. (GV vấn đáp một vài đối tƣợng HS về kết quả tìm đƣợc).

+ Dựa vào ví dụ trên, GV dẫn dắt HS đi tới nhận xét rằng phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì, từ đó dẫn tới nội dung định lí: Phép đối xứng trục là một phép dời hình.

+ Thông qua hình ảnh trực quan, GV hƣớng dẫn HS chứng minh định lí trên.

+ Để củng cố nội dung định lí đã nêu, GV cho bài tập sau:

Bài tập. Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm M 1;5 , đƣờng thẳng d có PT 2 4 0

x y và đƣờng tròn C có PT x 1 2 y 2 2 9.

a/ Tìm điểm M' là ảnh của M qua phép đối xứng qua trục Ox.

b/ Tìm điểm M '' là ảnh của M qua phép đối xứng qua đƣờng thẳng d. c/ Viết PT đƣờng tròn C' là ảnh của C qua phép đối xứng qua đƣờng thẳng d.

(ý a/ dành chủ yếu cho đối tƣợng HS yếu nhất. Ý b/ khó hơn nên để làm đƣợc thì GV cần phải hƣớng dẫn HS bằng hình ảnh trực quan để tìm ra cách giải, đồng thời GV trình bày chi tiết lời giải cho HS coi nhƣ bài tập mẫu. Ý c/ HS cần vận dụng tính chất của phép dời hình và phƣơng pháp tìm ảnh ở ý b/ để giải quyết triệt để bài toán).

+ Cuối cùng GV nêu và hƣớng dẫn HS giải bài toán thực tế sau đây:

Bài toán. Ngƣời ta tổ chức một cuộc chạy thi trên bãi biển với điều kiện sau: Các vận động viên xuất pháp từ địa điểm A và đích là địa điểm B, nhƣng trƣớc khi đến B phải nhúng mình vào nƣớc biển (ta giả sử rằng mép nƣớc biển là một đƣờng thẳng).

B

A

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, việc vận dụng nhiều biện pháp khác nhau trong một tiết học sẽ giúp cho nội dung bài giảng trở nên đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của nhiều đối tƣợng HS, giúp các em đỡ nhàm chán và hứng thú hơn với nội dung môn học.

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm giúp học sinh thpt điện biên tích cực học tập môn toán (Trang 73 - 77)